Thứ Tư, 26 tháng 7, 2023

Lưu ý khi kê khai thuế giá trị gia tăng năm 2023

Năm 2023 với sự thay đổi chính sách giảm thuế VAT đối với 1 số loại hình cơ sở kinh doanh vì vậy doanh nghiệp cần lưu ý khi kê khai thuế giá trị gia tăng theo đúng quy định pháp luật. Bài viết này mời bạn cùng Ketoanmvb tìm hiểu chi tiết các vấn đề cần chú ý trong việc kê khai thuế GTGT năm 2023:

Tại sao cần kê khai thuế GTGT?

Kê khai thuế giá trị gia tăng hay VAT là nghĩa vụ của các doanh nghiệp, tổ chức thuộc diện nộp thuế GTGT cần phải khai báo đầy đủ các phát sinh có chịu thuế VAT trong kỳ khi mua hàng, bán hàng hay số thuế cần nộp, đã nộp cho cơ quan thuế trong kỳ khai thuế VAT.

Việc kê khai thuế được thực hiện theo mẫu tờ khai thuế. Căn cứ vào các dữ liệu khác nhau trên tờ khai thuế, người nộp thuế kê khai và chịu trách nhiệm về tính chính xác của các dữ liệu trên tờ khai.

Sau khi lập xong tờ khai thuế, người nộp thuế nộp cho cơ quan thuế. Việc kiểm tra tính đúng đắn của kê khai thuế xảy ra trước thời điểm nộp thuế. Vấn đề sai sót trong việc tính số thuế phải nộp thuộc trách nhiệm của cơ quan thuế.

Lưu ý khi kê khai thuế giá trị gia tăng năm 2023
Lưu ý khi kê khai thuế giá trị gia tăng năm 2023

Lưu ý về kỳ kê khai thuế giá trị gia tăng

Để kê khai thuế giá trị gia tăng năm 2023 đúng quy định thì bạn cần phải lưu ý về kỳ kê khai thuế của doanh nghiệp theo tháng hay theo quý.

Nếu kê khai thuế VAT theo tháng

Theo Điều 8, Nghị định 126/2020/NĐ-CP

“1. Các loại thuế, khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước do cơ quan quản lý thuế quản lý thu thuộc loại khai theo tháng, bao gồm:

a) Thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân. Trường hợp người nộp thuế đáp ứng các tiêu chí theo quy định tại Điều 9 Nghị định này thì được lựa chọn khai theo quý.”
Như vậy, thuế GTGT là loại thuế kê khai theo tháng. Nếu doanh nghiệp đáp ứng các tiêu chí dưới đây thì được lựa chọn kê khai thuế GTGT theo quý.

Trường hợp kê khai thuế GTGT theo quý

Căn cứ theo Điểm a, Khoản 1, Điều 9, Nghị định 126/2020/NĐ-CP, tiêu chí áp dụng kê khai thuế giá trị gia tăng theo quý như sau:

Áp dụng cho doanh nghiệp mới thành lập

Doanh nghiệp mới bắt đầu đi vào hoạt động sản xuất, kinh doanh thì được lựa chọn kê khai thuế GTGT theo quý. Sau khi hoạt động đủ 12 tháng thì từ năm dương lịch liền kề tiếp theo năm đã đủ 12 tháng, căn cứ theo mức doanh thu của năm dương lịch trước liền kề (đủ 12 tháng) để thực hiện kê khai theo tháng hoặc theo quý.

Áp dụng cho doanh nghiệp đang hoạt động

Các doanh nghiệp thuộc đối tượng kê khai thuế GTGT theo tháng nếu có tổng doanh thu bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ của năm trước liền kề từ 50 tỷ đồng trở xuống thì được kê khai thuế GTGT theo quý.
Trong đó:

Doanh thu bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ được xác định là tổng doanh thu trên các tờ khai thuế GTGT của các kỳ tính thuế trong năm dương lịch.

Nếu doanh nghiệp thực hiện kê khai thuế tập trung tại trụ sở chính cho các đơn vị phụ thuộc thì doanh thu bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ sẽ bao gồm tổng cả doanh thu của đơn vị phụ thuộc địa điểm kinh doanh.

Lưu ý về phương pháp kê khai thuế giá trị gia tăng

Hiện nay có hai phương pháp kê khai thuế giá trị gia tăng: phương pháp khấu trừ và phương pháp trực tiếp. Vậy làm thế nào để bạn có thể xác định được doanh nghiệp hiện đang tính thuế theo phương pháp nào?

Lưu ý khi kê khai thuế VAT bằng phương pháp khấu trừ

Căn cứ theo Điều 12, Thông tư 219/2013/TT-BTC, phương pháp khấu trừ thuế áp dụng đối với những doanh nghiệp thực hiện đầy đủ các chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo duy định, bao gồm:

Doanh nghiệp có doanh thu bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ hàng năm từ 1 tỷ đồng trở lên trừ hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp trực tiếp.

Cơ sở kinh doanh tự nguyện đăng ký áp dụng phương pháp khấu trừ thuế, trừ hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp trực tiếp.

Lưu ý khi kê khai thuế GTGT bằng phương pháp trực tiếp

Đối tượng kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp chủ yếu là các cơ sở kinh doanh có hoạt động mua bán, chế tác vàng bạc, đá quý. Ngoài ra, còn một số đối tượng khác gồm có:

Hộ, cá nhân kinh doanh.

Doanh nghiệp, hợp tác xã đang hoạt động có doanh thu bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ hàng năm dưới một tỷ đồng, trừ trường hợp các đối tượng đăng ký áp dụng tự nguyện phương pháp khấu trừ.

Các doanh nghiệp, hợp tác xã mới thành lập, trừ trường hợp đăng ký tự nguyện phương pháp khấu trừ thuế.

Các tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh không có cơ sở thường trú tại Việt Nam nhưng phát sinh doanh thu tại Việt Nam nhưng chưa thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định về thuế hiện hành.

Các tổ chức kinh tế khác, trừ trường hợp đã đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế.

Lưu ý về hạn nộp tờ khai thuế giá trị gia tăng

Theo Điều 44, Luật quản lý thuế số 38/2019/QH14 quy định về hạn nộp tờ khai thuế giá trị gia tăng như sau:

Thời hạn nộp tờ khai thuế giá trị gia tăng theo tháng: Chậm nhất là ngày thứ 20 của tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ thuế đối với trường hợp khai và nộp theo tháng.

Thời hạn nộp tờ khai thuế giá trị gia tăng theo quý: Chậm nhất là ngày cuối cùng trong tháng đầu của quý liền kề tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế đối với trường hợp khai và nộp thuế theo quý.

Trên đây là một số lưu ý khi kê khai thuế giá trị gia tăng năm 2023. Kế toán doanh nghiệp cần lưu ý để xác định kỳ kê khai thuế, phương pháp kê khai thuế và hạn nộp tờ khai thuế VAT để áp dụng đúng quy định.

The post Lưu ý khi kê khai thuế giá trị gia tăng năm 2023 appeared first on Dịch Vụ kế toán tại Hà Nội | KetoanMVB.

https://ift.tt/cQVJ2ge Bá Teppi https://ift.tt/FMfx5Ks July 27, 2023 at 10:14AM

Chủ Nhật, 23 tháng 7, 2023

Các loại hàng hóa được giảm & không được giảm VAT

Theo Nghị định 44/2023/NĐ-CP áp dụng từ 01/7/2023, doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh chính thức thực hiện chính sách giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) từ 10% xuống 8%. Tuy nhiên, loại hàng hóa nào được giảm thuế và không giảm thuế? Doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh căn cứ theo danh mục hàng hóa dịch vụ theo Nghị định 44 để áp dụng chính sách giảm thuế VAT đúng quy định.

Quy định hàng hóa, dịch vụ giảm thuế VAT từ 01/7/2023

Căn cứ theo Điều 1, Nghị định 44/2023/NĐ-CP, quy định giảm thuế VAT áp dụng với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế hiện hành là 10%, trừ các nhóm hàng hóa, dịch vụ sau:

Hàng hóa, dịch vụ thuộc lĩnh vực viễn thông, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, hoạt động kinh doanh bất động sản, kim loại và các sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, sản phẩm khai khoáng (không bao gồm hoạt động khai thác than), tan cốc, dầu mỏ tinh chế, sản phẩm hóa chất. Các mặt hàng chi tiết được quy định tại Phụ lục I, ban hành kèm theo Nghị định 44/2023/NĐ-CP.

Sản phẩm hàng hóa, dịch vụ thuộc danh sách chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, cụ thể theo danh sách tại Phụ lục II, Nghị định 44/2023/NĐ-CP.

Công nghệ thông tin theo pháp luật về công nghệ thông tin, chi tiết tại Phụ lục II, Nghị định 44/2023/NĐ-CP.
Quy định giảm thuế VAT áp dụng thống nhất tại các khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công và kinh doanh thương mại. Đối với mặt hàng than khai thác bán ra thuộc đối tượng giảm thuế giá trị gia tăng. Mặt hàng than thuộc phụ lục I, ban hành kèm theo Nghị định này, tại các khâu khác ngoài khâu khai thác than bán ra không được giảm thuế VAT.

Các loại hàng hóa được giảm & không được giảm VAT
Các loại hàng hóa được giảm & không được giảm VAT

Xem thêm: Hàng hóa, dịch vụ chịu thuế TTĐB không được giảm thuế VAT

Cách xác định hàng hóa được giảm thuế và không được giảm thuế VAT theo Nghị định 44/NĐ-CP

Nhiều doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh vẫn khá lúng túng trong việc xác định hàng hóa, dịch vụ đang kinh doanh thuộc nhóm nào, có được giảm thuế không?

Xác định dựa theo mã sản phẩm hàng hóa được giảm thuế VAT

Theo Nghị định 44/2023/NĐ-CP, cơ sở kinh doanh cần căn cứ vào mã sản phẩm hàng hóa, dịch vụ và danh mục mã số HS đối với hàng hóa tại khâu nhập khẩu để thực hiện tra cứu, đối chiếu với 3 Phụ lục số I, II và III, Nghị định 44/2023/NĐ-CP để kiểm tra danh mục hàng hóa, dịch vụ của cơ sở kinh doanh có được giảm thuế hay không.
Nghĩa là trước tiên, cơ sở kinh doanh cần xác định được tên và mã sản phẩm của hàng hóa, dịch vụ đó. Có 2 cách để xác định như sau:

– Cách 1: Trường hợp cơ sở kinh doanh thực hiện đầy đủ các thủ tục đăng ký, thay đổi ngành nghề kinh doanh thì có thể tra cứu danh mục mã ngành nghề kinh doanh trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Dựa vào mã ngành nghề kinh doanh này, cơ sở kinh doanh xác định hàng hóa, dịch vụ có được giảm thuế hay không.

– Cách 2: Trường hợp cơ sở kinh doanh đang kinh doanh các ngành nghề chưa được đăng ký kinh doanh thì thực hiện liệt kê các sản phẩm thực tế đang kinh doanh. Căn cứ theo mã ngành nghề nêu trên, cơ sở kinh doanh tìm mã sản phẩm tương ứng theo Quyết định 43/2018/QĐ-TTg, sau đó đối chiếu với Phụ lục I, Nghị định 44/2023/NĐ-CP theo cột từ Cấp 1 đến Cấp 7:

+ Nếu mã ngành nằm trong danh sách các ngành không được giảm thuế GTGT thì sẽ xuất hóa đơn với thuế suất không được giảm là 10%.

+ Nếu mã ngành không nằm trong danh sách không được giảm thuế thì sẽ xuất hóa đơn với mức thuế suất được giảm là 8%.

Lưu ý:

– Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 44/2023/NĐ-CP chính là một phần nội dung của Phụ lục Danh mục và nội dung hệ thống ngành sản phẩm Việt Nam tại Quyết định 43/2018/QĐ-TTg theo 7 cấp từ Cấp 1 đến Cấp 7.

– Doanh nghiệp muốn đăng ký ngành nghề kinh doanh theo mã cấp 4 căn cứ theo Hệ thống ngành nghề Kinh tế Việt Nam được quy định tại Quyết định 27/2018/QĐ-TTg.

– Ngoài dựa vào mã ngành cấp 4, cơ sở kinh doanh cần xác định thực tế kinh doanh hàng hóa, dịch vụ nào và tra cứu mã sản phẩm/mã HS của hàng hóa, dịch vụ sau đó căn cứ vào Phụ lục của Nghị định 44/2023/NĐ-CP để xác định xem hàng hóa, dịch vụ có thuộc danh mục giảm thuế GTGT không.

Xác định hàng hóa được giảm thuế theo mã số HS

Cơ sở kinh doanh dựa vào danh mục mã số HS của hàng hóa, dịch vụ khi làm thủ tục nhập khẩu trên tờ khai hải quan để đối chiếu với mã số HS tại cột 10 trên các Phụ lục kèm theo Nghị định 44/2023/NĐ-CP để xác định hàng hóa, dịch vụ có thuộc đối tượng giảm thuế GTGT không.

Cách 1: Cơ sở kinh doanh có thể áp dụng tra cứu trên website Tổng cục Hải quan hoặc tra cứu theo Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 31/2022/TT-BTC:

– Bước 1: Truy cập website Tổng cục Hải quan theo đường link https://www.customs.gov.vn/ để tra cứu Biểu thuế – Mã HS.

– Bước 2: Nhập vào chuỗi mã số để tìm kiếm theo mã số HS (phải nhập tối thiểu 4 số), ví dụ: 0101 hoặc Nhập từ khoá để tìm kiếm trong mô tả hàng hoá (Ví dụ: Gia cầm).

Cách 2: Cơ sở kinh doanh tra cứu trong Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 31/2022/TT-BTC

Ví dụ minh họa: Cơ sở kinh doanh muốn nhập khẩu 2 sản phẩm là Bộ phận với mã HS 8 chữ số là 8510.90.00 và Tông đơ có mã HS 8 chữ số là 8510.20.00.

Cơ sở kinh doanh đối chiếu với Phụ lục I, ban hành kèm theo Nghị định 44/2023/NĐ-CP, có 2 trường hợp xảy ra:

– Trường hợp 1: Nếu mặt hàng chi tiết có mã số 8 chữ số 8510.90.00

=> Cơ sở kinh doanh đối chiếu với cột số 10, Phụ lục kèm theo Nghị định 44/2023/NĐ-CP, mặt hàng này nằm trong danh mục không được giảm thuế nên vẫn sẽ áp dụng mức thuế suất GTGT cũ là 10%.

– Trường hợp 2: Nếu mặt hàng chi tiết có mã số HS 8 chữ số 8510.20.00

=> Cơ sở kinh doanh đối chiếu với cột số 10, Phụ lục I, kèm theo Nghị định 44/2023/NĐ-CP, mặt hàng này nằm trong danh mục được giảm thuế nên sẽ áp dụng mức thuế suất GTGT mới là 8%.

Thời điểm xác định thuế suất VAT

Một vấn đề quan trọng khác mà cơ sở kinh doanh cần lưu ý khi xác định hàng hóa, dịch vụ có được giảm thuế hay không là thời điểm xác định thuế VAT. Cụ thể, theo Điều 8, Thông tư 219/2013/TT-BTC:

“Điều 8. Thời điểm xác định thuế GTGT

  1. Đối với bán hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
  2. Đối với cung ứng dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ hoặc thời điểm lập hóa đơn cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Đối với dịch vụ viễn thông là thời điểm hoàn thành việc đối soát dữ liệu về cước dịch vụ kết nối viễn thông theo hợp đồng kinh tế giữa các cơ sở kinh doanh dịch vụ viễn thông nhưng chậm nhất không quá 2 tháng kể từ tháng phát sinh cước dịch vụ kết nối viễn thông.
  3. Đối với hoạt động cung cấp điện, nước sạch là ngày ghi chỉ số điện, nước tiêu thụ trên đồng hồ để ghi trên hóa đơn tính tiền.
  4. Đối với hoạt động kinh doanh bất động sản, xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng nhà để bán, chuyển nhượng hoặc cho thuê là thời điểm thu tiền theo tiến độ thực hiện dự án hoặc tiến độ thu tiền ghi trong hợp đồng. Căn cứ số tiền thu được, cơ sở kinh doanh thực hiện khai thuế GTGT đầu ra phát sinh trong kỳ.
  5. Đối với xây dựng, lắp đặt, bao gồm cả đóng tàu, là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
  6. Đối với hàng hóa nhập khẩu là thời điểm đăng ký tờ khai hải quan.”

Bài viết này Ketoanmvb đã hướng dẫn chi tiết cách xác định các loại hàng giảm thuế giá trị gia tăng và không được giảm thuế GTGT theo Nghị định 44/2023/NĐ-CP. Căn cứ theo mã sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, mã số HS, cơ sở kinh doanh có thể dễ dàng xác định hàng hóa, dịch vụ có được giảm VAT hay không.

The post Các loại hàng hóa được giảm & không được giảm VAT appeared first on Dịch Vụ kế toán tại Hà Nội | KetoanMVB.

https://ift.tt/LF8GDWm Bá Teppi https://ift.tt/yAuDiF0 July 24, 2023 at 10:57AM

Thứ Ba, 18 tháng 7, 2023

Hàng hóa, dịch vụ chịu thuế TTĐB không được giảm thuế VAT

Quy định về danh mục hàng hóa, dịch vụ chịu thuế TTĐB (tiêu thụ đặc biệt) không được giảm thuế VAT (gtgt, giá trị gia tăng) theo nghị định 44/2023/NĐ-CP. Cụ thể danh sách này gồm các sản phẩm, dịch vụ nào và tại sao chúng lại không được giảm thuế giá trị gia tăng? Mời bạn cùng ketoanmvb tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Nhóm hàng hóa & dịch vụ không được giảm VAT

Chính phủ đã ban hành Nghị định 44/2023/NĐ-CP vào ngày 30/06/2023, áp dụng chính sách giảm thuế giá trị gia tăng (GTGT) theo Nghị quyết số 101/2023/QH15 ngày 24/06/2023 của Quốc hội. Theo đó, mức thuế VAT sẽ giảm xuống 8% cho một số hoạt động và mặt hàng.

Tuy nhiên, từ ngày 01/07/2023, nhóm hàng hóa và dịch vụ sau đây sẽ không được hưởng ưu đãi giảm thuế VAT xuống 8%:

  1. Ngành viễn thông và công nghệ thông tin.
  2. Hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khoán và bảo hiểm.
  3. Kinh doanh bất động sản.
  4. Sản xuất và kinh doanh kim loại, sản phẩm từ kim loại đúc sẵn.
  5. Sản xuất và kinh doanh sản phẩm khai khoáng (ngoại trừ khai thác than).
  6. Sản xuất và kinh doanh than cốc.
  7. Sản xuất và kinh doanh dầu mỏ tinh chế.
  8. Sản xuất và kinh doanh sản phẩm hóa chất.
  9. Các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.

Trong đó, chi tiết danh mục cụ thể của các loại hàng hóa và dịch vụ chịu thuế TTĐB và không được hưởng ưu đãi thuế VAT 8% sẽ được trình bày trong phần 2 của bài viết.

Hàng hóa, dịch vụ chịu thuế TTĐB không được giảm thuế VAT
Hàng hóa, dịch vụ chịu thuế TTĐB không được giảm thuế VAT

Danh sách hàng hóa dịch vụ chịu thuế TTĐB

Tại Phụ lục 2, kèm theo Nghị định 44/2023/NĐ-CP có quy định danh mục bao gồm các loại hàng hóa và dịch vụ chịu thuế TTĐB và không được giảm thuế giá trị gia tăng

Danh mục hàng hóa

Danh sách hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt bao gồm:

  1. Thuốc lá điếu, xì gà và các sản phẩm khác làm từ cây thuốc lá, được sử dụng để hút, hít, nhai, ngửi, ngậm.
  2. Rượu.
  3. Bia.
  4. Xe ô tô dưới 24 chỗ, gồm cả xe chở người và chở hàng, từ hai hàng ghế trở lên và có vách ngăn giữa khoang hàng hóa với khoang người ngồi.
  5. Xe mô tô hai bánh và xe mô tô ba bánh có dung tích xi lanh trên 125cm3.
  6. Tàu bay và du thuyền.
  7. Xăng các loại.
  8. Điều hòa nhiệt độ có công suất từ 90.000 BTU trở xuống.
  9. Bài lá.
  10. Vàng mã và hàng mã.

Danh mục dịch vụ

Các dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt bao gồm:

  1. Kinh doanh vũ trường.
  2. Kinh doanh mát-xa (massage), ka-ra-ô-kê (karaoke).
  3. Kinh doanh ca-si-nô (casino) và các trò chơi điện tử có thưởng như máy giắc-pót (jackpot), máy sờ-lot (slot) và các loại máy tương tự.
  4. Kinh doanh đặt cược.
  5. Kinh doanh gôn (golf), bao gồm bán thẻ hội viên và vé chơi gôn.
  6. Kinh doanh xổ số.

Ngoài ra, quy định cũng lưu ý đối với một số loại hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt thì không thuộc danh mục trên.

Các đối tượng không chịu thuế TTĐB

Theo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 2008, luật thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi bổ sung năm 2014 và nghị định 108/2015/NĐ-CP ngày 28/10/2015 có hiệu lực từ ngày 1/1/2016, những đối tượng không phải chịu thuế TTĐB bao gồm: hàng hóa sản xuất trong nước, hàng hóa nhập khẩu và một số đối tượng khác.

Hàng hóa và dịch vụ sản xuất trong nước

Hàng hóa thuộc danh sách chịu thuế TTĐB, tuy nhiên, sẽ không phải chịu thuế nếu hàng hóa được cơ sở sản xuất hoặc gia công trực tiếp xuất khẩu hoặc bán cho cơ sở kinh doanh khác để xuất khẩu.

Hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu

a) Hàng viện trợ nhân đạo, hàng viện trợ không hoàn lại.
b) Hàng quá cảnh, hàng mượn đường qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam, hàng chuyển khẩu.
c) Hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu và tạm xuất khẩu, tái nhập khẩu.
d) Đồ dùng của tổ chức và cá nhân nước ngoài.

Các đối tượng không chịu thuế TTĐB khác

Luật thuế tiêu thụ đặc biệt quy định những đối tượng được miễn thuế tiêu thụ đặc biệt như sau:
a) Tàu bay và du thuyền được sử dụng cho mục đích kinh doanh vận chuyển hàng hóa, hành khách, khách du lịch và tàu bay được sử dụng cho mục đích an ninh, quốc phòng.
b) Đối với xe ô tô:
– Các loại xe theo thiết kế của nhà sản xuất được sử dụng làm xe cứu thương, xe chở phạm nhân, xe tang lễ.
– Xe thiết kế vừa có chỗ ngồi, vừa có chỗ đứng chở được từ 24 người trở lên.
– Xe ô tô chạy trong khu vui chơi, giải trí, thể thao không đăng ký lưu hành và không tham gia giao thông.
– Các loại xe chuyên dụng, xe không đăng ký lưu hành, không tham gia giao thông do Bộ Tài chính phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan quy định cụ thể.
c) Đối với điều hòa nhiệt độ:
Điều hòa nhiệt độ có công suất từ 90.000 BTU trở xuống theo thiết kế của nhà sản xuất chỉ được lắp trên phương tiện vận tải như ô tô, toa xe lửa, tàu, thuyền và tàu bay.
d) Đối với hàng hóa trong khu phi thuế quan:
– Hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan.
– Hàng hóa từ nội địa bán vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan.
– Hàng hóa được mua bán giữa các khu phi thuế quan với nhau, trừ hai loại hàng hóa sau: Hàng hóa đưa vào khu được áp dụng quy chế khu phi thuế quan có dân cư sinh sống, không có hàng rào cứng, và xe ô tô chở người dưới 24 chỗ.

Vì sao nhà nước đánh thuế tiêu thụ đặc biệt

Thuế tiêu thụ đặc biệt được nộp bởi các cơ sở sản xuất trực tiếp hàng hóa, dịch vụ đó nhưng người tiêu dùng là người chịu thuế vì thuế được tính vào giá bán.

Vai trò của thuế tiêu thụ đặc biệt là một công cụ quan trọng giúp Nhà nước điều tiết sản xuất và tiêu dùng. Vì mức thuế suất cao, nó có tác động trực tiếp đến quyết định tiêu dùng. Mục đích của thuế là hạn chế sản xuất và tiêu dùng những hàng hóa, dịch vụ không có lợi cho nền kinh tế và xã hội.

Thuế tiêu thụ đặc biệt tạo ra nguồn thu nhập lớn cho ngân sách của Nhà nước do có mức thuế suất cao. Ngoài ra, nó còn đóng góp vào việc tái phân phối thu nhập của những người có thu nhập cao, đảm bảo tính công bằng xã hội.

Như vậy, bài viết này Ketoanmvb đã cung cấp các thông tin về “Hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt không được giảm thuế VAT”. Hy vọng những thông tin trên sẽ đem lại kiến thức hữu ích cho quý khách.

The post Hàng hóa, dịch vụ chịu thuế TTĐB không được giảm thuế VAT appeared first on Dịch Vụ kế toán tại Hà Nội | KetoanMVB.

https://ift.tt/e7hzqfR Bá Teppi https://ift.tt/rnt37hl July 19, 2023 at 11:40AM

Thứ Năm, 13 tháng 7, 2023

Cách tính lương & phụ cấp quân hàm quân đội từ tháng 7/2023

Theo thông tư 41/TT-BQP ban hành ngày 28/06/2023 hướng dẫn thực hiện mức lương cơ sở đối với những đối tượng đang hưởng lương hoặc phụ cấp quân hàm từ ngân sách nhà nước ở trong đơn vị, cơ quan, ban ngành thuộc Bộ Quốc Phòng. Sau đây Ketoanmvb xin hướng dẫn chi tiết đến bạn đọc cách tính mức lương và phụ cấp quân hàm đối với người ở trong quân đội mới nhất từ tháng 07/2023:

Cách tính mức lương và phụ cấp quân hàm đối với người ở trong quân đội từ tháng 07/2023

Cách tính lương & phụ cấp quân hàm quân đội từ tháng 7/2023
Cách tính lương & phụ cấp quân hàm quân đội từ tháng 7/2023

Theo đó, cách tính mức lương và phụ cấp quân hàm, hệ số chênh lệch bảo lưu và phụ cấp, trợ cấp như sau:

✅Mức lương mới

Mức lương mới từ ngày 01/7/2023 = Mức lương cơ sở 1.800.000 đồng/tháng x Hệ số lương hiện tại đang hưởng

✅Mức phụ cấp quân hàm hạ sĩ quan, binh sĩ và học viên cơ yếu

Mức phụ cấp quân hàm mới từ ngày 01/7/2023 = Mức lương cơ sở 1.800.000 đồng/tháng x Hệ số phụ cấp quân hàm hiện tại đang hưởng

✅Mức tiền của hệ số chênh lệch bảo lưu

Mức tiền của hệ số chênh lệch bảo lưu mới từ ngày 01/7/2023 = Mức lương cơ sở 1.800.000 đồng/tháng x Hệ số chênh lệch bảo lưu hiện đang được hưởng

✅Mức phụ cấp tính theo mức lương cơ sở

– Mức phụ cấp đối với người hưởng lương

Mức phụ cấp mới từ ngày 01/7/2023 = Mức lương cơ sở 1.800.000 đồng/tháng x Hệ số phụ cấp hiện tại được hưởng theo thông tư 41/2023/TT-BQP

– Mức phụ cấp đối với hạ sĩ quan, binh sĩ và học viên cơ yếu

Mức phụ cấp mới từ ngày 01/7/2023 = Mức phụ cấp quân hàm binh nhì (tính theo mức lương cơ sở 1.800.000 đồng/tháng x Hệ số phụ cấp hiện tại được hưởng theo thông tư 41/2023/TT-BQP

✅Mức phụ cấp tính theo tỷ lệ %

– Mức phụ cấp đối với người hưởng lương

Mức phụ cấp mới từ ngày 01/7/2023 = (Mức lương mới từ ngày 01/7/2023 + Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo mới từ ngày 01/7/2023 + Mức phụ cấp thâm niên vượt khung áp dụng từ ngày 01/7/2023) x Tỷ lệ % phụ cấp được hưởng hiện tại theo thông tư 41/2023/TT-BQP

– Mức phụ cấp đối với hạ sĩ quan, binh sĩ và học viên cơ yếu

Mức phụ cấp áp dụng từ ngày 01/7/2023 = [Mức phụ cấp quân hàm hiện tại được hưởng + phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có) tính theo mức lương cơ sở 1.800.000 đồng/tháng] x Tỷ lệ % phụ cấp được hưởng hiện tại theo thông tư 41/2023/TT-BQP

✅Mức trợ cấp tính theo mức lương cơ sở

Mức trợ cấp áp dụng từ ngày 01/7/2023 = Mức lương cơ sở 1.800.000 đồng/tháng x Số tháng được hưởng trợ cấp theo quy định

👉👉 ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỖ TRỢ DỊCH VỤ KẾ TOÁN THUẾ TẠI KETOANMVB – 100% Kế toán viên nhiều năm kinh nghiệm #ketoanmvb

👉👉👉👉Xin mời quý khách INBOX NGAY để nhận mức giá ưu đãi của dịch vụ tư vấn kế toán tại KetoanMVB.

📮Địa chỉ: Phòng 106 – Nhà A13 – Đường 800A – Nghĩa Đô – Cầu Giấy – Hà Nội.

Website: https://ketoanmvb.com/ .

HOTLINE: 0965 900 818 – 0947 760 868. Xin cám ơn

The post Cách tính lương & phụ cấp quân hàm quân đội từ tháng 7/2023 appeared first on Dịch Vụ kế toán tại Hà Nội | KetoanMVB.

https://ift.tt/sA9JtiW Bá Teppi https://ift.tt/LlPwr23 July 14, 2023 at 09:28AM

Thứ Hai, 10 tháng 7, 2023

Mức thuế giá trị gia tăng cách tính VAT & kê khai hoàn thuế GTGT [2023]

Thuế giá trị gia tăng (GTGT, VAT) hay còn gọi là thuế hàng hóa và dịch vụ (thuế GST ở một số quốc gia). Đây là loại thuế đánh vào giá trị gia tăng của hàng hóa và dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, phân phối đến tiêu dùng. Số lượng sản phẩm chịu thuế GTGT của Việt Nam khá lớn và doanh nghiệp của bạn có khả năng phải nộp loại thuế này.

Để hiểu rõ hơn, Ketoanmvb sẽ hướng dẫn bạn đọc một số khía cạnh quan trọng của thuế GTGT Việt Nam, bao gồm hàng hóa và dịch vụ chịu thuế, thuế suất thuế GTGT tại Việt Nam, cách tính thuế GTGT, hoàn thuế GTGT và các nghĩa vụ bạn cần thực hiện.

Thuế giá trị gia tăng áp dụng nên những sản phẩm dịch vụ nào?

Đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng (GTGT) tại Việt Nam là mọi tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, cung ứng hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng. Ngoài ra, bất kỳ tổ chức, cá nhân nào tại Việt Nam nhập khẩu hàng hóa, mua dịch vụ ở nước ngoài cũng phải nộp thuế GTGT.

Giới thiệu về thuế GTGT Việt Nam

Sản phẩm chịu thuế

Tất cả các loại hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng tại Việt Nam đều phải chịu thuế giá trị gia tăng, trừ hàng hóa thuộc diện không chịu thuế.

Sản phẩm không chịu thuế

Các sản phẩm sau được miễn thuế GTGT tại Việt Nam:

  • Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản (chưa chế biến thành sản phẩm khác) do tổ chức sản xuất trực tiếp bán ra hoặc nhập khẩu;
  • Các sản phẩm được quản lý khác có liên quan đến nông nghiệp;
  • Chuyển nhượng quyền sử dụng đất;
  • Một số dịch vụ bảo hiểm;
  • Một số dịch vụ tài chính, ngân hàng hoặc giao dịch chứng khoán (cổ phiếu / cổ phiếu);
  • Dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho con người và động vật;
  • Giao thông công cộng bằng xe buýt và xe điện;
  • Các loại máy móc, thiết bị, vật tư, phương tiện chuyên dùng nhập khẩu mà Việt Nam chưa sản xuất được;
  • Hàng hóa quá cảnh Việt Nam; hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất hoặc ngược lại; nguyên liệu, vật liệu nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng hoá sau xuất khẩu theo hợp đồng ký với nước ngoài; hàng hóa, dịch vụ mua bán giữa nước ngoài với khu phi thuế quan hoặc giữa các khu phi thuế quan;
  • Chuyển giao công nghệ theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ; chuyển giao quyền sở hữu tài sản trí tuệ theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ; phần mềm máy tính;
  • Vàng dưới dạng thanh và thỏi;
  • Hàng hóa, dịch vụ của hộ gia đình, cá nhân kinh doanh có doanh thu trong năm không quá 100 triệu đồng;
  • Các loại sản phẩm quy định khác.

Các mức thuế suất thuế giá trị gia tăng tại Việt Nam

Thuế GTGT Việt Nam

Hiện nay, có 3 mức thuế suất thuế GTGT đối với các loại hàng hóa, dịch vụ cụ thể khác nhau. Đặc biệt:

Mức thuế suất VAT 0%

Tỷ lệ này áp dụng cho hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu, vận tải quốc tế và các sản phẩm không chịu thuế khi xuất khẩu, ngoại trừ:

  • Chuyển giao công nghệ hoặc quyền sở hữu trí tuệ ra nước ngoài;
  • Dịch vụ tái bảo hiểm ra nước ngoài;
  • Dịch vụ cấp tín dụng;
  • Chuyển nhượng vốn;
  • Dịch vụ tài chính phái sinh;
  • Dịch vụ viễn thông;
  • Tài nguyên, khoáng sản khai thác chưa qua chế biến hoặc bất kỳ sản phẩm nào mà tổng giá trị thị trường của tài nguyên, khoáng sản và chi phí năng lượng đã khai thác từ 51% trở lên.

Mức thuế suất VAT 5%

Hàng hoá, dịch vụ sau đây áp dụng thuế suất thuế GTGT 5%:

  • Nước sạch cho quá trình sản xuất và sinh hoạt;
  • Thiết bị và dụng cụ y tế; bông và băng y tế; thuốc phòng và chữa bệnh; các sản phẩm hóa dược, dược phẩm dùng để sản xuất thuốc chữa bệnh và phòng bệnh;
  • Đồ dùng dạy và học;
  • Hoạt động triển lãm, văn hóa, thể dục, thể thao; biểu diễn nghệ thuật; xưởng phim; nhập khẩu, phát hành và chiếu phim;
  • Đồ chơi cho trẻ em và một số loại sách;
  • Dịch vụ khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật về khoa học và công nghệ;
  • Bán và cho thuê nhà ở xã hội;
  • Hàng hóa và dịch vụ khác nhau liên quan đến nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, trồng trọt và lâm nghiệp.

Thuế suất VAT 10%

Ngoài các sản phẩm áp dụng mức đóng thuế GTGT 0% và 5%, tất cả các loại hàng hóa, dịch vụ khác đều áp dụng thuế suất 10%.

Mức thuế GTGT 8% từ ngày 01/07/2023 đến 31/12/2023

Dựa theo nghị định 44/NĐ-CP ban hành ngày 30/02/2023 thì các nhóm hàng hóa dịch vụ đang áp dụng mức đóng thuế giá trị gia tăng 10% sẽ được giảm xuống áp dụng mức thuế suất 8% từ ngày 01/07/2023 đến hết ngày 31/12/2023 không bao gồm các nhóm hàng hóa dịch vụ dưới đây:

✔Hàng hóa, dịch vụ ✔Thuế suất thuế 10% ✔Dựa trên căn cứ
✅Viễn thông, hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, kim loại và sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, sản phẩm khai khoáng (không kể khai thác than), than cốc, dầu mỏ tinh chế, sản phẩm hoá chất.

✅Mặt hàng than tại các khâu khác ngoài khâu khai thác bán ra.

🔴Không được áp dụng chính sách giảm thuế GTGT mới năm 2023 Phụ lục I của Nghị định 44/NĐ-CP/2023
✅Sản phẩm hàng hóa và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt 🔴Không được áp dụng chính sách giảm thuế GTGT mới năm 2023 Phụ lục II của Nghị định 44/2023/NĐ-CP
✅Công nghệ thông tin theo pháp luật về công nghệ thông tin 🔴Không được áp dụng chính sách giảm thuế GTGT mới năm 2023 Phụ lục III của Nghị định 44/NĐ-CP

Theo nghị định 44/NĐ-CP/2023 thì các hàng hóa dịch vụ có mã sản phẩm không nằm trong phụ lục I, II, III & không thuộc nhóm mức thuế suất 0%, 5% thì được áp dụng mức thuế giá trị gia tăng 8% thống nhất tại tất cả các khâu (nhập khẩu, sản xuất, gia công, kinh doanh thương mại) từ ngày 01/07/2023 đến hết 31/12/2023.

02 phương pháp tính thuế GTGT

Có hai phương pháp tính thuế GTGT của Việt Nam. Đó là phương thức khấu trừ và phương thức trực tiếp.

Cách tính thuế gtgt áp dụng phương pháp khấu trừ

Phương thức này áp dụng đối với các cơ sở kinh doanh tuân thủ đầy đủ các quy định về kế toán, hóa đơn, chứng từ. Đặc biệt, chúng bao gồm:

  • Tổ chức, cá nhân kinh doanh có doanh thu từ kinh doanh hàng hóa, cung ứng dịch vụ từ 1 tỷ đồng trở lên, không bao gồm hộ gia đình, cá nhân kinh doanh;
  • Đối tượng kinh doanh tự nguyện đăng ký phương thức tín dụng, không bao gồm hộ gia đình, cá nhân kinh doanh.

Khi đã chọn, phương pháp tính thuế GTGT này phải được duy trì trong 2 năm liên tục.

Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng

Theo phương pháp khấu trừ, số thuế GTGT phải nộp được tính như sau:

[Thuế giá trị gia tăng phải nộp = Thuế VAT đầu ra – Thuế VAT đầu vào được khấu trừ]

Thuế VAT đầu ra là tổng số thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ bán ra ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng (hoặc hóa đơn đỏ tại Việt Nam).

Trong khi đó, thuế VAT đầu vào được khấu trừ là tổng số thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ mua vào ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng hoặc tổng số thuế giá trị gia tăng của hàng hóa nhập khẩu được ghi trên chứng từ giá trị gia tăng.

Một số lưu ý về vấn đề khấu trừ thuế GTGT đầu vào:

  • Số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ mua vào được sử dụng để sản xuất, kinh doanh sản phẩm chịu thuế GTGT Việt Nam (hàng chịu thuế) được khấu trừ toàn bộ.
  • Trường hợp áp dụng số thuế GTGT đầu vào đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào để sản xuất, kinh doanh cả sản phẩm chịu thuế và không chịu thuế thì chỉ khấu trừ tỷ lệ hàng hóa, dịch vụ mua vào sử dụng cho sản phẩm chịu thuế. Các chủ thể kinh doanh có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ tính tỷ trọng này.
  • Được khấu trừ toàn bộ số thuế GTGT đầu vào của hàng hoá và dịch vụ được bán cho mục đích viện trợ nhân đạo hoặc dùng để thăm dò dầu khí.

Để được khấu trừ thuế GTGT đầu vào, chủ thể kinh doanh phải:

  • Có hóa đơn thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ mua vào hoặc chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng của hàng hóa nhập khẩu;
  • Có chứng từ thanh toán hàng hóa, dịch vụ mua vào không dùng tiền mặt có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên;
  • Có hợp đồng với bên nước ngoài, hóa đơn, chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt và tờ khai hải quan đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu.

Một số lưu ý về hóa đơn tại Việt Nam:

  • Hóa đơn giá trị gia tăng thường được gọi là hóa đơn đỏ ở Việt Nam.
  • Theo quy định tại Thông tư 68/2019 / TT-BTC, tất cả các doanh nghiệp khi bán hàng hóa, dịch vụ cho người mua đều phải lập hóa đơn điện tử (có hoặc không có xác minh thuế). Như đã nói, các doanh nghiệp cần phải đăng ký hóa đơn điện tử với Tổng cục Thuế và việc lập hóa đơn điện tử sẽ trở thành bắt buộc từ đầu tháng 11/2020.

Cách tính thuế gtgt áp dụng phương pháp trực tiếp

Phương pháp trực tiếp áp dụng cho các thực thể sau:

  • Doanh nghiệp, hợp tác xã có doanh thu năm dưới 1 tỷ đồng hoặc không tự nguyện đăng ký phương thức tín dụng;
  • Hộ kinh doanh, cá nhân;
  • Tổ chức, cá nhân nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam nhưng có thu nhập phát sinh trong phạm vi quốc gia này chưa thực hiện đầy đủ các quy định về kế toán, hóa đơn, chứng từ (trừ trường hợp thăm dò, khai thác dầu khí);
  • Doanh nghiệp kinh doanh vàng bạc, đá quý;
  • Các tổ chức kinh tế khác.

Phương pháp tính thuế GTGT trực tiếp

Theo phương pháp trực tiếp, số thuế GTGT phải nộp được tính như sau:

[Số tiền giá trị gia tăng phải trả = Doanh thu x Tỷ lệ quy định (%)]

Tỷ lệ quy định (%) thay đổi tùy theo các lĩnh vực khác nhau. Cụ thể:

Các ngành Tỷ lệ
Phân phối và cung cấp hàng hóa 1%
Dịch vụ và xây dựng không cung cấp vật liệu 5%
Sản xuất, vận chuyển, dịch vụ có hàng hóa kèm theo, xây dựng có cung cấp vật tư 3%
Khác 2%

Xin lưu ý rằng công thức trên không áp dụng cho kinh doanh hoặc sản xuất vàng, bạc và đá quý. Đối với những loại sản phẩm này, [số tiền GTGT phải trả = Chênh lệch giá thầu x Thuế suất VAT quy định cho những sản phẩm này] .

Kê khai thuế giá trị gia tăng theo tháng, theo quý

Mọi tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh mặt hàng chịu thuế tại Việt Nam phải đăng ký thuế GTGT và kê khai thuế GTGT & báo cáo thuế theo tháng, quý.

Đối với cơ sở hàng tháng, người nộp thuế cần phải khai thuế GTGT trong vòng 20 ngày sau khi tháng kết thúc.

Trong khi đó, đối với cơ sở hàng quý, người nộp thuế cần phải khai thuế GTGT trong vòng 30 ngày sau khi kết thúc quý. Về cơ bản, theo Mục 15 Nghị quyết số 151/2014 / TT-BTC sửa đổi về thuế, tất cả người nộp thuế có doanh thu từ năm trước trở lên không quá 50 tỷ đồng đều phải kê khai theo quý.

Tờ khai thuế giá trị gia tăng

Còn đối với người nộp thuế mới thành lập doanh nghiệp (năm đầu tiên) thì phải kê khai thuế GTGT theo quý. Sau năm đầu tiên, họ có thể chuyển sang kê khai hàng tháng hoặc tiếp tục kê khai theo quý, tùy thuộc vào doanh thu kiếm được trong năm đầu tiên đó.

Bất chấp những gì đã nêu ở trên, có một số loại sản phẩm không cần phải kê khai, ví dụ như một số loại bồi thường, một số dịch vụ do tổ chức nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam cung cấp hoặc các loại khác do pháp luật quy định.

Hoàn thuế GTGT

Hoàn thuế giá trị gia tăng

Dưới đây là các trường hợp phổ biến nhất mà pháp nhân kinh doanh có thể được hoàn thuế VAT:

👉Doanh nghiệp áp dụng phương thức tín dụng có thể được hoàn thuế GTGT khi:

  • Có dự án đầu tư mới và dự án đang trong giai đoạn đầu tư;
  • Số thuế GTGT đầu vào (hàng hoá, dịch vụ mua vào đầu tư) còn số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết; và
  • Số tiền còn lại từ 300 triệu đồng trở lên.

👉Ngoài ra, trường hợp cơ sở kinh doanh xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ trong tháng, quý có số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết và số còn lại từ 300 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế GTGT của tháng đó hoặc quý, ngoại trừ các trường hợp sau:

  • Hàng hoá nhập khẩu để tái xuất khẩu;
  • Hàng hóa không phải làm thủ tục xuất khẩu trong khu vực hải quan quản lý theo quy định của Luật Hải quan.

👉Doanh nghiệp áp dụng phương pháp khấu trừ được hoàn thuế GTGT nếu khi chuyển đổi hình thức sở hữu, chuyển đổi hình thức doanh nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động có số thuế GTGT nộp thừa hoặc số thuế GTGT đầu vào chưa nộp hết. được ghi công.

👉Doanh nghiệp có thể được hoàn thuế GTGT nếu phụ trách một số dự án ODA.

👉Một pháp nhân kinh doanh có thể được hoàn thuế VAT nếu nó nhận được sự miễn trừ từ một số cơ quan chính phủ theo luật liên quan.

👉Đối với các trường hợp khác, cơ sở kinh doanh áp dụng phương pháp khấu trừ còn số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết trong tháng, quý (đầu vào> đầu ra) thì được chuyển sang bù trừ với số thuế GTGT đầu ra của tháng sau. hoặc quý.

Tổng kết

Tất cả các loại hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng tại Việt Nam đều phải chịu thuế giá trị gia tăng, trừ hàng hóa thuộc diện không chịu thuế.

Ở Việt Nam có ba mức thuế suất giá trị gia tăng là 0%, 5% và 10% (10% là thuế suất chuẩn).

Có hai phương pháp tính thuế GTGT Việt Nam: phương pháp khấu trừ và phương pháp trực tiếp.

Người nộp thuế phải kê khai thuế GTGT theo tháng / quý. Thời hạn chậm nhất là 20/30 ngày sau khi kết thúc tháng / quý.

Đối với hầu hết các trường hợp, khi số thuế GTGT đầu vào lớn hơn số thuế GTGT đầu ra, cơ sở kinh doanh được chuyển số thuế GTGT đầu vào còn lại chưa được khấu trừ để bù trừ vào số thuế GTGT đầu ra trong tương lai.

Hoàn thuế VAT có sẵn cho một số trường hợp.

Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến thuế GTGT Việt Nam, hãy nhắn tin cho Dịch vụ kế toán tại Hà Nội – Ketoanmvb để được giải đáp nhé! Chúng tôi luôn sẵn lòng giúp đỡ!

The post Mức thuế giá trị gia tăng, cách tính VAT & kê khai, hoàn thuế GTGT [2023] appeared first on Dịch Vụ kế toán tại Hà Nội | KetoanMVB.

https://ift.tt/h68P9vF Bá Teppi https://ift.tt/OaLdDem July 11, 2023 at 08:54AM