Thứ Tư, 16 tháng 8, 2023

Hướng dẫn tính tiền phạt thuế chậm nộp

Khi chậm nộp thuế thì công ty, doanh nghiệp sẽ phải đóng các mức phạt cụ thể theo thời gian nộp chậm. Sau đây ketoanmvb sẽ hướng dẫn chi tiết đến bạn cách tính tiền phạt thuế chậm nộp các loại như: thuế môn bài, thuế TNCN, thuế VAT, thuế TNDN…

Mốc thời hạn nộp tiền thuế hàng năm

Hướng dẫn tính tiền phạt thuế chậm nộp

Đối với thuế môn bài

Thời gian đóng thuế môn bài sẽ chậm nhất là 30/01 của năm phát sinh nghĩa vụ đóng thuế. Nếu người nộp thuế mới đi vào hoạt động kinh doanh & sản xuất hay mới thành lập thì thời hạn nộp thuế môn bài sẽ là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ kê khai thuế.

Đối với các loại thuế khác như: TNCN, TNDN, thuế giá trị gia tăng…

Thời hạn đóng tiền thuế chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp các tờ khai thuế theo tháng, quý hoặc quyết toán thuế.

Khi có phát sinh thuế thì thời hạn nộp hồ sơ khai thuế theo tháng chậm nhất là ngày 20 của tháng liền kề mà có phát sinh thuế cần nộp.

Khi có phát sinh thuế thì thời hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quý chậm nhất là ngày 30 của quý liền kề mà có phát sinh thuế cần nộp

Nếu doanh nghiệp quyết toán thuế thì nộp hồ sơ kê khai chậm nhất là 90 ngày tính từ ngày cuối cùng của năm đó.

Các mức phạt tiền thuế chậm nộp đối với cá nhân, doanh nghiệp

Thời gian chậm nộp thuế Mức phạt tiền
✅ Đối với khoản tiền thuế nợ phát sinh từ ngày 01/07 /2016 ⭐0.03%/ngày tính trên số tiền thuế đóng muộn
✅Đối với khoản tiền thuế nợ phát sinh trước ngày 01 tháng 07 năm 2016 nhưng sau ngày 01/07/2016 vẫn chưa nộp ⭐Trước ngày 01 tháng 01 năm 2015 tính phạt chậm đóng thuế, tiền chậm đóng theo quy định tại Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế số 21/2012/QH13: số ngày chậm nộp < 90 ngày là 0.05%, từ ngày 91 trở đi là 0.07%/ngày.

⭐Từ ngày 01 tháng 01 năm 2015 tính tiền chậm đóng thuế theo quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế số 71/2014/QH13: 0.05%/ngày.

⭐Từ ngày 01/07/2016 tính tiền chậm đóng thuế theo mức 0.03%/ngày.

✅ Trường hợp người nộp thuế khai thiếu tiền thuế của kỳ thuế phát sinh trước ngày 1/1/2015 nhưng sau ngày 1/1/2015 cơ quan nhà nước có thẩm quyền phát hiện qua thanh tra, kiểm tra hoặc người nộp thuế tự phát hiện ⭐Mức phạt chậm nộp theo mức 0.05%/ngày tính trên số tiền thuế khai thiếu từ ngày phải nộp theo quy định của pháp luật đến ngày người nộp thuế nộp tiền thuế khai thiếu vào ngân sách nhà nước
✅ Hotline ⭐Liên hệ 0965 900 818 – 0926 335 868 để được tư vấn miễn phí.

Số ngày chậm đóng tiền thuế (bao gồm cả ngày lễ, ngày nghĩ theo quy định của pháp luật) được tính từ ngày kế tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp thuế, thời hạn gia nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế, thời hạn nộp thuế ghi trong thông báo hoặc quyết định xử lý vi phạm pháp luật về thuế của cơ quan thuế hoặc quyết định xử lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đến ngày người nộp thuế nộp số tiền thuế vào ngân sách nhà nước.

Hướng dẫn tính tiền phạt chậm nộp thuế

Công thức tính tiền phạt chậm đóng thuế

✅Trước ngày 1/1/2015 ⭐Số ngày chậm nộp < 90 ngày: Số tiền phạt = số tiền thuế chậm nộp X 0.05% X Số ngày chậm nộp. + Số ngày chậm nộp > 90 ngày ⭕Số tiền phạt = số tiền thuế đóng muộn X 0.07% X (Số ngày chậm nộp – 90 ngày)
✅ Từ ngày 1/1/2015 ⭐Số tiền phạt = Số tiền thuế chậm nộp X 0.05% X Số ngày chậm nộp
✅Từ ngày 1/7/2016 trở đi ⭐Số tiền phạt = số tiền thuế chậm nộp X 0.03% X Số ngày chậm nộp.

1 Số ví dụ về cách tính tiền phạt chậm đóng thuế

Ví dụ 1

Dịch vụ kế toán tại Hà Nội – Ketoanmvb nợ 50.000.000đ tiền thuế VAT, có hạn nộp là ngày 22/06/2023. Ketoanmvb đóng tiền nộp thuế 50.000.000đ vào ngày 29/07/2023, số ngày đóng muộn được tính từ 22/06/2023 đến ngày 29/07/2023.

Từ ngày 22/06/2023 đến 29/07/2023 số ngày chậm nộp là 38 ngày:
50.000.000 x 0.03% x 38 = 570.000 đồng.

Ví dụ 2

Công Ty TNHH Tư Vấn Tài Chính – Kế Toán Đại Long nợ 60 triệu tiền thuế có hạn nộp là 02/04/2015. Công ty TNHH Tư Vấn Tài Chính – Kế Toán Đại Long nộp 60 triệu VNĐ vào ngày 30/07/2016, số ngày chậm nộp được tính từ ngày 02/04/2015 đến ngày 30/6/2016 là 455 ngày, từ ngày 01/07/2016 đến ngày 30/7/2017 là 30 ngày.

  • Từ ngày 02/04/2015 đến 30/06/2016 số ngày chậm đóng thuế là 455 ngày: 60.000.000 x 0.05% x 455 = 13.650.000 VNĐ.
  • Từ ngày 01/07/2016 đến 30/07/2016 số ngày chậm đóng thuế là 30 ngày: 60.000.000 x 0.03% x 30 = 540.000 VNĐ.

=>Số tiền phạt chậm nộp của Kế Toán Đại Long là: 13.650.000 + 540.000 = 14.190.000 VNĐ

Trên đây là hướng dẫn tính tiền phạt thuế chậm nộp mà doanh nghiệp cần lưu ý để làm đúng và đủ tránh thiếu sót gây tổn thất cho công ty. Ngoài ra nếu quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ tại ketoanmvb có thể tham khảo:

✅ Dịch vụ kế toán thuế trọn gói ⭐Giá từ 300.000/tháng
✅ Dịch vụ báo cáo tài chính ⭐Giá 500.000 VNĐ
✅ Dịch vụ hoàn thiện sổ sách ⭐Giá từ 500.000 VNĐ
✅ Hotline ⭐Liên hệ 0965 900 818 – 0926 335 868 để được tư vấn miễn phí.

The post Hướng dẫn tính tiền phạt thuế chậm nộp appeared first on Dịch Vụ kế toán tại Hà Nội | KetoanMVB.

https://ift.tt/72nsbV8 Bá Teppi https://ift.tt/t6qhHuk August 17, 2023 at 09:40AM

Thứ Ba, 8 tháng 8, 2023

Hướng dẫn chuyển tiền từ tài khoản công ty sang TK cá nhân

Hiện nay các công ty, doanh nghiệp thường phát sinh các nghiệp vụ chuyển tiền từ tài khoản (TK) cá nhân sang tài khoản công ty hoặc ngược lại do Giám Đốc công ty hoặc nhân viên doanh nghiệp đứng ra thao tác => Sau đây ketoanmvb sẽ hướng dẫn chuyển tiền từ tài khoản công ty sang TK cá nhân mời các bạn theo dõi:

Chuyển tiền từ tài khoản công ty sang TK cá nhân

Trường hợp này thường xuyên xảy ra trong hoạt động của DN => Các cách xử lý việc chuyển tiền từ tài khoản công ty sang TK cá nhân như sau:

Hướng dẫn chuyển tiền từ tài khoản công ty sang TK cá nhân
Hướng dẫn chuyển tiền từ tài khoản công ty sang TK cá nhân

Cá nhân là nhân viên trong doanh nghiệp

Cách 1: Xem như rút tiền từ TK ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt

Đây là một cách đơn giản và thường thường xuyên áp dụng khi chuyển tiền từ tài khoản doanh nghiệp sang TK cá nhân vì lý do đơn giản và cũng không cần thủ tục phức tạp gì. Với trường hợp này người rút tiền khi thực hiện việc rút tiền nội dung chuyển khoản cần ghi rõ: “Rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt”.

Hạch toán, ghi:

  • Nợ TK 111
  • Có TK 112

Cách 2: Xem như một khoản tạm ứng của nhân viên công ty

Với trường hợp này khi quyết định chuyển tiền nội dung chuyển khoản thể hiện, ghi: “Tạm ứng tiền chi phí công tác cho ông/bà …………………”

Các hồ sơ cần chuẩn bị:

  • Lập giấy đề nghị tạm ứng công tác phí.
  • Quyết định cử lao động đi công các có chữ ký của Giám đốc DN.

Hạch toán, ghi:

  • Nợ TK 141
  • Có TK 112

Sau khi đi công tác xong, nhân viên cần hoàn tiền tạm ứng còn thừa không dùng hết, ghi:

  • Nợ TK 111, 112
  • Có TK 141

Cá nhân là người ngoài công ty

Cách 1: Xem như một khoản hoàn trả tiền mà cá nhân đã cho doanh nghiệp mượn

Nội dung khi chuyển khoản cần ghi: “Hoàn trả tiền cho ông/bà ………………….. do cho DN mượn tiền”

Trước khi thực hiện việc chuyển tiền từ TK DN sang TK cá nhân, cần tiến hành:

a, Lập hợp đồng hoặc biên bản mượn tiền từ cá nhân, ghi:

  • Nợ TK 111
  • Có TK 3388

b, Khi thực hiện chuyển tiền, ghi:

  • Nợ TK 3388
  • Có TK 112

Cách 2: Xem là khoản đối tác mua hàng nhưng hủy đơn/đặt cọc. Hoặc khoản tạm ứng cho DN nhưng chuyển khoản nhầm.

Cách này có thể coi khoản tiền đó là khoản tiền mà cá nhân là nhân viên doanh nghiệp đối tác đã chuyển tiền cho DN; Nhưng vì vài lý do đã hủy đơn hàng không tiến hành mua hàng của DN nữa và DN phải chuyển tiền trả tiền cá nhân. Nội dung chuyển khoản “Hoàn tiền tạm ứng mua hàng cho ông/bà …………………………..”.

Giấy tờ cần có:

Lập giấy để nghị thanh toán

Lập UNC chi tiền ngân hàng cho tạm ứng, ghi:

  • Nợ TK 331
  • Có TK 112

Chuyển tiền từ TK cá nhân và tài khoản doanh nghiệp

Các cách xử lý việc chuyển tiền từ TK cá nhân và tài khoản công ty như sau:

Cách 1: Xem như một khoản nộp tiền mặt vào TK ngân hàng

Đây là một cách xử lý đơn giản và không cần giấy tờ thủ tục đi kèm nhiều.

Nội dung chuyển khoản: “Nộp tiền mặt tại quỹ vào tài khoản ngân hàng”.

Giấy tờ cần có và cách hạch toán:

-Lập phiếu chi tương ứng với số tiền cá nhân chuyển khoản vào TK ngân hàng.

-Hạch toán, ghi:

  • Nợ TK 112
  • Có TK 111

Cách 2: Xem như một khoản DN cho cá nhân mượn và cá nhân tiến hành hoàn trả lại

Nội dung chuyển khoản: “Ông/bà …………………. chuyển lại khoản tiền đã mượn DN”

Hồ sơ và cách hạch toán trước khi thực hiện hoàn tiền:

-Lập hợp đồng hoặc biên bản DN cho cá nhân mượn tiền.

-Lập phiếu chi cho mượn tiền, ghi:

  • Nợ TK 1388
  • Có TK 111

-Khi hoàn tiền, ghi:

  • Nợ TK 112
  • Có TK 1388

Cách 3: Xem như một khoản hoàn ứng (Hoàn trả tiền tạm ứng) của cá nhân cho DN

Nội dung chuyển khoản: “Ông/bà ……………………………… hoàn trả tiền tạm ứng cho DN”

Hồ sơ cần có trước khi hoàn tiền tạm ứng:

+ Lập giấy đề nghị tạm ứng.

+ Lập phiếu chi tạm ứng, ghi:

  • Nợ TK 141
  • Có TK 111

+ Sau đó khi hoàn tiền, ghi:

  • Nợ TK 112
  • Có TK 141

Trên đây là chuyển tiền từ tài khoản công ty sang TK cá nhân mà kế toán viên cần lưu ý để làm đúng và đủ tránh thiếu sót gây tổn thất cho công ty. Ngoài ra nếu quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ kế toán tại Hà Nội có thể tham khảo:

✅ Dịch vụ kế toán thuế trọn gói ⭐Giá từ 300.000/tháng
✅ Dịch vụ báo cáo tài chính ⭐Giá 500.000 VNĐ
✅ Dịch vụ hoàn thiện sổ sách ⭐Giá từ 500.000 VNĐ
✅ Hotline ⭐Liên hệ 0965 900 818 – 0926 335 868 để được tư vấn miễn phí.

The post Hướng dẫn chuyển tiền từ tài khoản công ty sang TK cá nhân appeared first on Dịch Vụ kế toán tại Hà Nội | KetoanMVB.

https://ift.tt/3ImEKyr Bá Teppi https://ift.tt/7r9ivyu August 09, 2023 at 09:03AM

Thứ Tư, 2 tháng 8, 2023

Hướng dẫn kê khai tính thuế VAT, GTGT hàng nhập khẩu

Kê khai, khấu trừ hạch toán, tính thuế giá trị gia tăng (GTGT, VAT) của hàng nhập khẩu là nghiệp vụ tương đối phức tạp đối với kế toán viên ít kinh nghiệm. Nếu có bất kỳ sai sót nào cũng có thể gây ra thiệt hại về tài chính của doanh nghiệp. Trong bài viết dưới đây Ketoanmvb sẽ hướng dẫn chi tiết đến quý bạn đọc cách kê khai hạch toán, khấu trừ, tính thuế GTGT hàng nhập khẩu.

Thuế VAT, Thuế GTGT hàng nhập khẩu là gì?

Thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu hay còn viết tắt là thuế GTGT, VAT hàng nhập khẩu là loại thuế gián thu được tính theo giá trị tăng thêm của hàng nhập khẩu có phát sinh khi sản xuất, tiêu dùng.

Thuế GTGT được nộp vào ngân sách Nhà nước theo mức độ tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ và là một trong những loại thuế quan trọng giúp tăng ngân sách Nhà nước, đóng vai trò lớn trong cân bằng xã hội và phát triển kinh tế quốc gia.

Thuế GTGT của hàng nhập khẩu là số thuế mà doanh nghiệp, đơn vị nhập khẩu hàng hoá phải trả. Giá trị tính thuế bao gồm có thuế nhập khẩu thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế bảo vệ môi trường.

Công thức tính thuế VAT hàng nhập khẩu

Thuế GTGT hàng nhập khẩu thường được tính dựa trên giá trị của hàng hoá, dịch vụ sau cùng khi đã đến tay người tiêu dùng. Do đó chúng ta có công thức tính thuế VAT hàng nhập khẩu như sau:

Thuế GTGT hàng nhập khẩu = Giá tính thuế của hàng nhập khẩu x Thuế suất thuế VAT.

Trong đó:

Thuế suất thuế VAT hàng nhập khẩu là: 10% (chiếm phần lớn các loại hàng hóa); 8% (đối với một số loại hàng hóa thuộc nhóm chịu thuế suất 10% nhưng được giảm 2% thuế); 5% (chiếm số ít hàng hóa).

Giá tính thuế GTGT của hàng nhập khẩu = Giá nhập tại cửa khẩu + Chi phí thuế nhập khẩu + Chi phí thuế tiêu thụ đặc biệt + Chi phí thuế bảo vệ môi trường.

Theo công thức này doanh nghiệp thực hiện tính thuế GTGT hàng nhập khẩu của mình và hạch toán theo quy định của luật kế toán.

Lưu ý: Hai văn bản trực tiếp nhất để xác định thuế giá trị gia tăng đối với hàng nhập khẩu hiện nay là:

Thông tư số 83/2014/TT-BTC ngày 26/06/2014 của Bộ Tài chính Hướng dẫn thực hiện Thuế giá trị gia tăng theo danh mục hàng hóa nhập khẩu Việt Nam.

Nghị định 44/2023/NĐ-CP quy định chính sách giảm thuế VAT theo Nghị quyết 101/2023/QH15, theo đó một số hàng hóa đang áp dụng dụng thuế suất thuế giá trị gia tăng 10% sẽ giảm xuống còn 8%.

Cách kê khai khấu trừ & tính thuế GTGT hàng nhập khẩu

Để kê khai hạch toán khấu trừ và tính thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu thì quý khách hàng cần sử dụng tài khoản 33312 – Thuế VAT, GTGT phải nộp.

Hướng dẫn kê khai thuế GTGT hàng nhập khẩu

Kế toán kê khai thuế giá trị gia tăng hàng nhập theo hướng dẫn hình ảnh sau:

Cách kê khai khấu trừ & tính thuế GTGT hàng nhập khẩu
Cách kê khai khấu trừ & tính thuế GTGT hàng nhập khẩu

Chi tiết kê khai khấu trừ thuế GTGT hàng nhập khẩu

Kê khai thuế GTGT hàng nhập khẩu căn cứ theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 hướng dẫn về chế độ kế toán doanh nghiệp. Dưới đây là chi tiết cách kê khai khấu trừ & tính thuế GTGT hàng nhập khẩu trong từng trường hợp:

Đối với hàng nhập khẩu là vật tư, hàng hóa, TSCĐ

Kế toán nhập khẩu vật tư, hàng hoá, tài sản cố định (TSCĐ), kế toán tiến hành phản ánh số thuế nhập khẩu phải nộp, tổng số tiền phải trả, hoặc đã thanh toán cho người bán và giá trị vật tư, hàng hoá, TSCĐ nhập khẩu (giá có thuế nhập khẩu) như sau:

  • Nợ các TK 152, 156, 211, 611,… : Trị giá hàng nhập khẩu theo giá có thuế nhập khẩu
  • Có TK 3333: Tiền thuế xuất, nhập khẩu
  • Có các TK 111, 112, 331,…: Tổng trị giá phải trả.

Hàng tạm nhập – tái xuất không thuộc quyền sở hữu của công ty, doanh nghiệp

Đối với hàng tạm nhập – tái xuất không thuộc quyền sở hữu của đơn vị. Khi xác định thuế nhập khẩu phải nộp, hạch toán:

  • Nợ TK 1388: Tiền thuế xuất, nhập khẩu
  • Có TK 3333: Tiền thuế xuất, nhập khẩu.

Hàng nhập khẩu khi nộp thuế vào ngân sách nhà nước

Khi kế toán nộp thuế nhập khẩu vào Ngân sách Nhà nước, kế toán ghi:

  • Nợ TK 3333: Tiền thuế xuất, nhập khẩu
  • Có các TK 111, 112,…: Tiền thuế xuất, nhập khẩu.
  • Hạch toán tài khoản 33312
  • Hạch toán thuế VAT hàng nhập khẩu sử dụng Tài khoản 33312.

Hàng nhập khẩu được hoàn, giảm thuế GTGT

Khi thuế nhập khẩu của vật tư, hàng hóa đã nộp ở khâu nhập khẩu, được hoàn, được giảm, hạch toán:

  • Nợ TK 3333: Tiền thuế xuất, nhập khẩu
  • Có TK 632: Giá vốn hàng bán (nếu xuất hàng để bán)
  • Có các TK 152, 153, 156: Trị giá hàng hóa (nếu xuất hàng trả lại).

Khi thuế nhập khẩu của TSCĐ đã nộp ở khâu nhập khẩu, được hoàn, được giảm, kế toán hạch toán:

  • Nợ TK 3333: Tiền thuế xuất, nhập khẩu
  • Có TK 211: Trị giá tài sản cố định hữu hình (nếu xuất trả lại TSCĐ)
  • Có TK 811: Trị giá tài sản cố định hữu hình (nếu bán TSCĐ).

Khi thuế nhập khẩu đã nộp ở khâu nhập khẩu nhưng hàng hóa không thuộc quyền sở hữu của đơn vị, được hoàn khi tái xuất kế toán hạch toán như sau:

  • Nợ TK 3333: Tiền thuế xuất, nhập khẩu
  • Có TK 1388: Tiền thuế xuất, nhập khẩu.

Khi DN nhận được tiền từ ngân sách nhà nước,kế toán ghi:

  • Nợ TK 112: Tiền gửi ngân hàng
  • Có TK 3333: Tiền thuế xuất, nhập khẩu.

Kê khai khấu trừ & tính thuế GTGT hàng nhập khẩu ủy thác áp dụng tại bên giao ủy thác

Khi doanh nghiệp nhận được thông báo về nghĩa vụ nộp thuế nhập khẩu từ bên nhận ủy thác, kế toán ghi nhận số thuế nhập khẩu phải nộp, ghi như sau:

  • Nợ các TK 152, 156, 211, 611,… : Tiền thuế xuất, nhập khẩu
  • Có TK 3333: Tiền thuế xuất, nhập khẩu.

Khi doanh nghiệp nhận được chứng từ nộp thuế vào NSNN của bên nhận ủy thác, kế toán phản ánh giảm nghĩa vụ với NSNN về thuế nhập khẩu ghi như sau:

  • Nợ TK 3333: Tiền thuế xuất, nhập khẩu
  • Có các TK 111, 112: Tiền thuế xuất, nhập khẩu (nếu trả tiền ngay cho bên nhận ủy thác)
  • Có TK 3388: Tiền thuế xuất, nhập khẩu (nếu chưa thanh toán ngay tiền thuế nhập khẩu cho bên nhận ủy thác)
  • Có TK 1388: Tiền thuế xuất, nhập khẩu (ghi giảm số tiền đã ứng cho bên nhận ủy thác để nộp thuế nhập khẩu).

Trường hợp bên nhận ủy thác không phản ánh số thuế nhập khẩu phải nộp như bên giao ủy thác mà chỉ ghi nhận số tiền đã nộp thuế hộ bên giao ủy thác thì ghi:

  • Nợ TK 1388: Tiền thuế xuất, nhập khẩu (phải thu lại số tiền đã nộp hộ)
  • Nợ TK 3388: Tiền thuế xuất, nhập khẩu (trừ vào số tiền đã nhận của bên giao ủy thác)
  • Có các TK 111, 112: Tiền thuế xuất, nhập khẩu.

Trên đây là hướng dẫn kê khai, khấu trừ & tính thuế GTGT hàng nhập khẩu, kế toán doanh nghiệp cần lưu ý để làm đúng và đủ tránh thiếu sót gây tổn thất cho công ty. Ngoài ra nếu quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ kế toán có thể tham khảo:

✅ Dịch vụ kế toán thuế trọn gói ⭐Giá từ 300.000/tháng
✅ Dịch vụ BCTC ⭐Giá 500.000 VNĐ
✅ Dịch vụ hoàn thiện sổ sách ⭐Giá từ 500.000 VNĐ
✅ Hotline ⭐Liên hệ 0965 900 818 – 0926 335 868 để được tư vấn miễn phí.

The post Hướng dẫn kê khai tính thuế VAT, GTGT hàng nhập khẩu appeared first on Dịch Vụ kế toán tại Hà Nội | KetoanMVB.

https://ift.tt/BA2zKZt Bá Teppi https://ift.tt/9uMSsAJ August 03, 2023 at 09:07AM

Thứ Tư, 26 tháng 7, 2023

Lưu ý khi kê khai thuế giá trị gia tăng năm 2023

Năm 2023 với sự thay đổi chính sách giảm thuế VAT đối với 1 số loại hình cơ sở kinh doanh vì vậy doanh nghiệp cần lưu ý khi kê khai thuế giá trị gia tăng theo đúng quy định pháp luật. Bài viết này mời bạn cùng Ketoanmvb tìm hiểu chi tiết các vấn đề cần chú ý trong việc kê khai thuế GTGT năm 2023:

Tại sao cần kê khai thuế GTGT?

Kê khai thuế giá trị gia tăng hay VAT là nghĩa vụ của các doanh nghiệp, tổ chức thuộc diện nộp thuế GTGT cần phải khai báo đầy đủ các phát sinh có chịu thuế VAT trong kỳ khi mua hàng, bán hàng hay số thuế cần nộp, đã nộp cho cơ quan thuế trong kỳ khai thuế VAT.

Việc kê khai thuế được thực hiện theo mẫu tờ khai thuế. Căn cứ vào các dữ liệu khác nhau trên tờ khai thuế, người nộp thuế kê khai và chịu trách nhiệm về tính chính xác của các dữ liệu trên tờ khai.

Sau khi lập xong tờ khai thuế, người nộp thuế nộp cho cơ quan thuế. Việc kiểm tra tính đúng đắn của kê khai thuế xảy ra trước thời điểm nộp thuế. Vấn đề sai sót trong việc tính số thuế phải nộp thuộc trách nhiệm của cơ quan thuế.

Lưu ý khi kê khai thuế giá trị gia tăng năm 2023
Lưu ý khi kê khai thuế giá trị gia tăng năm 2023

Lưu ý về kỳ kê khai thuế giá trị gia tăng

Để kê khai thuế giá trị gia tăng năm 2023 đúng quy định thì bạn cần phải lưu ý về kỳ kê khai thuế của doanh nghiệp theo tháng hay theo quý.

Nếu kê khai thuế VAT theo tháng

Theo Điều 8, Nghị định 126/2020/NĐ-CP

“1. Các loại thuế, khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước do cơ quan quản lý thuế quản lý thu thuộc loại khai theo tháng, bao gồm:

a) Thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân. Trường hợp người nộp thuế đáp ứng các tiêu chí theo quy định tại Điều 9 Nghị định này thì được lựa chọn khai theo quý.”
Như vậy, thuế GTGT là loại thuế kê khai theo tháng. Nếu doanh nghiệp đáp ứng các tiêu chí dưới đây thì được lựa chọn kê khai thuế GTGT theo quý.

Trường hợp kê khai thuế GTGT theo quý

Căn cứ theo Điểm a, Khoản 1, Điều 9, Nghị định 126/2020/NĐ-CP, tiêu chí áp dụng kê khai thuế giá trị gia tăng theo quý như sau:

Áp dụng cho doanh nghiệp mới thành lập

Doanh nghiệp mới bắt đầu đi vào hoạt động sản xuất, kinh doanh thì được lựa chọn kê khai thuế GTGT theo quý. Sau khi hoạt động đủ 12 tháng thì từ năm dương lịch liền kề tiếp theo năm đã đủ 12 tháng, căn cứ theo mức doanh thu của năm dương lịch trước liền kề (đủ 12 tháng) để thực hiện kê khai theo tháng hoặc theo quý.

Áp dụng cho doanh nghiệp đang hoạt động

Các doanh nghiệp thuộc đối tượng kê khai thuế GTGT theo tháng nếu có tổng doanh thu bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ của năm trước liền kề từ 50 tỷ đồng trở xuống thì được kê khai thuế GTGT theo quý.
Trong đó:

Doanh thu bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ được xác định là tổng doanh thu trên các tờ khai thuế GTGT của các kỳ tính thuế trong năm dương lịch.

Nếu doanh nghiệp thực hiện kê khai thuế tập trung tại trụ sở chính cho các đơn vị phụ thuộc thì doanh thu bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ sẽ bao gồm tổng cả doanh thu của đơn vị phụ thuộc địa điểm kinh doanh.

Lưu ý về phương pháp kê khai thuế giá trị gia tăng

Hiện nay có hai phương pháp kê khai thuế giá trị gia tăng: phương pháp khấu trừ và phương pháp trực tiếp. Vậy làm thế nào để bạn có thể xác định được doanh nghiệp hiện đang tính thuế theo phương pháp nào?

Lưu ý khi kê khai thuế VAT bằng phương pháp khấu trừ

Căn cứ theo Điều 12, Thông tư 219/2013/TT-BTC, phương pháp khấu trừ thuế áp dụng đối với những doanh nghiệp thực hiện đầy đủ các chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo duy định, bao gồm:

Doanh nghiệp có doanh thu bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ hàng năm từ 1 tỷ đồng trở lên trừ hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp trực tiếp.

Cơ sở kinh doanh tự nguyện đăng ký áp dụng phương pháp khấu trừ thuế, trừ hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp trực tiếp.

Lưu ý khi kê khai thuế GTGT bằng phương pháp trực tiếp

Đối tượng kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp chủ yếu là các cơ sở kinh doanh có hoạt động mua bán, chế tác vàng bạc, đá quý. Ngoài ra, còn một số đối tượng khác gồm có:

Hộ, cá nhân kinh doanh.

Doanh nghiệp, hợp tác xã đang hoạt động có doanh thu bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ hàng năm dưới một tỷ đồng, trừ trường hợp các đối tượng đăng ký áp dụng tự nguyện phương pháp khấu trừ.

Các doanh nghiệp, hợp tác xã mới thành lập, trừ trường hợp đăng ký tự nguyện phương pháp khấu trừ thuế.

Các tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh không có cơ sở thường trú tại Việt Nam nhưng phát sinh doanh thu tại Việt Nam nhưng chưa thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định về thuế hiện hành.

Các tổ chức kinh tế khác, trừ trường hợp đã đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế.

Lưu ý về hạn nộp tờ khai thuế giá trị gia tăng

Theo Điều 44, Luật quản lý thuế số 38/2019/QH14 quy định về hạn nộp tờ khai thuế giá trị gia tăng như sau:

Thời hạn nộp tờ khai thuế giá trị gia tăng theo tháng: Chậm nhất là ngày thứ 20 của tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ thuế đối với trường hợp khai và nộp theo tháng.

Thời hạn nộp tờ khai thuế giá trị gia tăng theo quý: Chậm nhất là ngày cuối cùng trong tháng đầu của quý liền kề tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế đối với trường hợp khai và nộp thuế theo quý.

Trên đây là một số lưu ý khi kê khai thuế giá trị gia tăng năm 2023. Kế toán doanh nghiệp cần lưu ý để xác định kỳ kê khai thuế, phương pháp kê khai thuế và hạn nộp tờ khai thuế VAT để áp dụng đúng quy định.

The post Lưu ý khi kê khai thuế giá trị gia tăng năm 2023 appeared first on Dịch Vụ kế toán tại Hà Nội | KetoanMVB.

https://ift.tt/cQVJ2ge Bá Teppi https://ift.tt/FMfx5Ks July 27, 2023 at 10:14AM

Chủ Nhật, 23 tháng 7, 2023

Các loại hàng hóa được giảm & không được giảm VAT

Theo Nghị định 44/2023/NĐ-CP áp dụng từ 01/7/2023, doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh chính thức thực hiện chính sách giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) từ 10% xuống 8%. Tuy nhiên, loại hàng hóa nào được giảm thuế và không giảm thuế? Doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh căn cứ theo danh mục hàng hóa dịch vụ theo Nghị định 44 để áp dụng chính sách giảm thuế VAT đúng quy định.

Quy định hàng hóa, dịch vụ giảm thuế VAT từ 01/7/2023

Căn cứ theo Điều 1, Nghị định 44/2023/NĐ-CP, quy định giảm thuế VAT áp dụng với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế hiện hành là 10%, trừ các nhóm hàng hóa, dịch vụ sau:

Hàng hóa, dịch vụ thuộc lĩnh vực viễn thông, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, hoạt động kinh doanh bất động sản, kim loại và các sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, sản phẩm khai khoáng (không bao gồm hoạt động khai thác than), tan cốc, dầu mỏ tinh chế, sản phẩm hóa chất. Các mặt hàng chi tiết được quy định tại Phụ lục I, ban hành kèm theo Nghị định 44/2023/NĐ-CP.

Sản phẩm hàng hóa, dịch vụ thuộc danh sách chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, cụ thể theo danh sách tại Phụ lục II, Nghị định 44/2023/NĐ-CP.

Công nghệ thông tin theo pháp luật về công nghệ thông tin, chi tiết tại Phụ lục II, Nghị định 44/2023/NĐ-CP.
Quy định giảm thuế VAT áp dụng thống nhất tại các khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công và kinh doanh thương mại. Đối với mặt hàng than khai thác bán ra thuộc đối tượng giảm thuế giá trị gia tăng. Mặt hàng than thuộc phụ lục I, ban hành kèm theo Nghị định này, tại các khâu khác ngoài khâu khai thác than bán ra không được giảm thuế VAT.

Các loại hàng hóa được giảm & không được giảm VAT
Các loại hàng hóa được giảm & không được giảm VAT

Xem thêm: Hàng hóa, dịch vụ chịu thuế TTĐB không được giảm thuế VAT

Cách xác định hàng hóa được giảm thuế và không được giảm thuế VAT theo Nghị định 44/NĐ-CP

Nhiều doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh vẫn khá lúng túng trong việc xác định hàng hóa, dịch vụ đang kinh doanh thuộc nhóm nào, có được giảm thuế không?

Xác định dựa theo mã sản phẩm hàng hóa được giảm thuế VAT

Theo Nghị định 44/2023/NĐ-CP, cơ sở kinh doanh cần căn cứ vào mã sản phẩm hàng hóa, dịch vụ và danh mục mã số HS đối với hàng hóa tại khâu nhập khẩu để thực hiện tra cứu, đối chiếu với 3 Phụ lục số I, II và III, Nghị định 44/2023/NĐ-CP để kiểm tra danh mục hàng hóa, dịch vụ của cơ sở kinh doanh có được giảm thuế hay không.
Nghĩa là trước tiên, cơ sở kinh doanh cần xác định được tên và mã sản phẩm của hàng hóa, dịch vụ đó. Có 2 cách để xác định như sau:

– Cách 1: Trường hợp cơ sở kinh doanh thực hiện đầy đủ các thủ tục đăng ký, thay đổi ngành nghề kinh doanh thì có thể tra cứu danh mục mã ngành nghề kinh doanh trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Dựa vào mã ngành nghề kinh doanh này, cơ sở kinh doanh xác định hàng hóa, dịch vụ có được giảm thuế hay không.

– Cách 2: Trường hợp cơ sở kinh doanh đang kinh doanh các ngành nghề chưa được đăng ký kinh doanh thì thực hiện liệt kê các sản phẩm thực tế đang kinh doanh. Căn cứ theo mã ngành nghề nêu trên, cơ sở kinh doanh tìm mã sản phẩm tương ứng theo Quyết định 43/2018/QĐ-TTg, sau đó đối chiếu với Phụ lục I, Nghị định 44/2023/NĐ-CP theo cột từ Cấp 1 đến Cấp 7:

+ Nếu mã ngành nằm trong danh sách các ngành không được giảm thuế GTGT thì sẽ xuất hóa đơn với thuế suất không được giảm là 10%.

+ Nếu mã ngành không nằm trong danh sách không được giảm thuế thì sẽ xuất hóa đơn với mức thuế suất được giảm là 8%.

Lưu ý:

– Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 44/2023/NĐ-CP chính là một phần nội dung của Phụ lục Danh mục và nội dung hệ thống ngành sản phẩm Việt Nam tại Quyết định 43/2018/QĐ-TTg theo 7 cấp từ Cấp 1 đến Cấp 7.

– Doanh nghiệp muốn đăng ký ngành nghề kinh doanh theo mã cấp 4 căn cứ theo Hệ thống ngành nghề Kinh tế Việt Nam được quy định tại Quyết định 27/2018/QĐ-TTg.

– Ngoài dựa vào mã ngành cấp 4, cơ sở kinh doanh cần xác định thực tế kinh doanh hàng hóa, dịch vụ nào và tra cứu mã sản phẩm/mã HS của hàng hóa, dịch vụ sau đó căn cứ vào Phụ lục của Nghị định 44/2023/NĐ-CP để xác định xem hàng hóa, dịch vụ có thuộc danh mục giảm thuế GTGT không.

Xác định hàng hóa được giảm thuế theo mã số HS

Cơ sở kinh doanh dựa vào danh mục mã số HS của hàng hóa, dịch vụ khi làm thủ tục nhập khẩu trên tờ khai hải quan để đối chiếu với mã số HS tại cột 10 trên các Phụ lục kèm theo Nghị định 44/2023/NĐ-CP để xác định hàng hóa, dịch vụ có thuộc đối tượng giảm thuế GTGT không.

Cách 1: Cơ sở kinh doanh có thể áp dụng tra cứu trên website Tổng cục Hải quan hoặc tra cứu theo Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 31/2022/TT-BTC:

– Bước 1: Truy cập website Tổng cục Hải quan theo đường link https://www.customs.gov.vn/ để tra cứu Biểu thuế – Mã HS.

– Bước 2: Nhập vào chuỗi mã số để tìm kiếm theo mã số HS (phải nhập tối thiểu 4 số), ví dụ: 0101 hoặc Nhập từ khoá để tìm kiếm trong mô tả hàng hoá (Ví dụ: Gia cầm).

Cách 2: Cơ sở kinh doanh tra cứu trong Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 31/2022/TT-BTC

Ví dụ minh họa: Cơ sở kinh doanh muốn nhập khẩu 2 sản phẩm là Bộ phận với mã HS 8 chữ số là 8510.90.00 và Tông đơ có mã HS 8 chữ số là 8510.20.00.

Cơ sở kinh doanh đối chiếu với Phụ lục I, ban hành kèm theo Nghị định 44/2023/NĐ-CP, có 2 trường hợp xảy ra:

– Trường hợp 1: Nếu mặt hàng chi tiết có mã số 8 chữ số 8510.90.00

=> Cơ sở kinh doanh đối chiếu với cột số 10, Phụ lục kèm theo Nghị định 44/2023/NĐ-CP, mặt hàng này nằm trong danh mục không được giảm thuế nên vẫn sẽ áp dụng mức thuế suất GTGT cũ là 10%.

– Trường hợp 2: Nếu mặt hàng chi tiết có mã số HS 8 chữ số 8510.20.00

=> Cơ sở kinh doanh đối chiếu với cột số 10, Phụ lục I, kèm theo Nghị định 44/2023/NĐ-CP, mặt hàng này nằm trong danh mục được giảm thuế nên sẽ áp dụng mức thuế suất GTGT mới là 8%.

Thời điểm xác định thuế suất VAT

Một vấn đề quan trọng khác mà cơ sở kinh doanh cần lưu ý khi xác định hàng hóa, dịch vụ có được giảm thuế hay không là thời điểm xác định thuế VAT. Cụ thể, theo Điều 8, Thông tư 219/2013/TT-BTC:

“Điều 8. Thời điểm xác định thuế GTGT

  1. Đối với bán hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
  2. Đối với cung ứng dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ hoặc thời điểm lập hóa đơn cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Đối với dịch vụ viễn thông là thời điểm hoàn thành việc đối soát dữ liệu về cước dịch vụ kết nối viễn thông theo hợp đồng kinh tế giữa các cơ sở kinh doanh dịch vụ viễn thông nhưng chậm nhất không quá 2 tháng kể từ tháng phát sinh cước dịch vụ kết nối viễn thông.
  3. Đối với hoạt động cung cấp điện, nước sạch là ngày ghi chỉ số điện, nước tiêu thụ trên đồng hồ để ghi trên hóa đơn tính tiền.
  4. Đối với hoạt động kinh doanh bất động sản, xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng nhà để bán, chuyển nhượng hoặc cho thuê là thời điểm thu tiền theo tiến độ thực hiện dự án hoặc tiến độ thu tiền ghi trong hợp đồng. Căn cứ số tiền thu được, cơ sở kinh doanh thực hiện khai thuế GTGT đầu ra phát sinh trong kỳ.
  5. Đối với xây dựng, lắp đặt, bao gồm cả đóng tàu, là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
  6. Đối với hàng hóa nhập khẩu là thời điểm đăng ký tờ khai hải quan.”

Bài viết này Ketoanmvb đã hướng dẫn chi tiết cách xác định các loại hàng giảm thuế giá trị gia tăng và không được giảm thuế GTGT theo Nghị định 44/2023/NĐ-CP. Căn cứ theo mã sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, mã số HS, cơ sở kinh doanh có thể dễ dàng xác định hàng hóa, dịch vụ có được giảm VAT hay không.

The post Các loại hàng hóa được giảm & không được giảm VAT appeared first on Dịch Vụ kế toán tại Hà Nội | KetoanMVB.

https://ift.tt/LF8GDWm Bá Teppi https://ift.tt/yAuDiF0 July 24, 2023 at 10:57AM

Thứ Ba, 18 tháng 7, 2023

Hàng hóa, dịch vụ chịu thuế TTĐB không được giảm thuế VAT

Quy định về danh mục hàng hóa, dịch vụ chịu thuế TTĐB (tiêu thụ đặc biệt) không được giảm thuế VAT (gtgt, giá trị gia tăng) theo nghị định 44/2023/NĐ-CP. Cụ thể danh sách này gồm các sản phẩm, dịch vụ nào và tại sao chúng lại không được giảm thuế giá trị gia tăng? Mời bạn cùng ketoanmvb tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Nhóm hàng hóa & dịch vụ không được giảm VAT

Chính phủ đã ban hành Nghị định 44/2023/NĐ-CP vào ngày 30/06/2023, áp dụng chính sách giảm thuế giá trị gia tăng (GTGT) theo Nghị quyết số 101/2023/QH15 ngày 24/06/2023 của Quốc hội. Theo đó, mức thuế VAT sẽ giảm xuống 8% cho một số hoạt động và mặt hàng.

Tuy nhiên, từ ngày 01/07/2023, nhóm hàng hóa và dịch vụ sau đây sẽ không được hưởng ưu đãi giảm thuế VAT xuống 8%:

  1. Ngành viễn thông và công nghệ thông tin.
  2. Hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khoán và bảo hiểm.
  3. Kinh doanh bất động sản.
  4. Sản xuất và kinh doanh kim loại, sản phẩm từ kim loại đúc sẵn.
  5. Sản xuất và kinh doanh sản phẩm khai khoáng (ngoại trừ khai thác than).
  6. Sản xuất và kinh doanh than cốc.
  7. Sản xuất và kinh doanh dầu mỏ tinh chế.
  8. Sản xuất và kinh doanh sản phẩm hóa chất.
  9. Các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.

Trong đó, chi tiết danh mục cụ thể của các loại hàng hóa và dịch vụ chịu thuế TTĐB và không được hưởng ưu đãi thuế VAT 8% sẽ được trình bày trong phần 2 của bài viết.

Hàng hóa, dịch vụ chịu thuế TTĐB không được giảm thuế VAT
Hàng hóa, dịch vụ chịu thuế TTĐB không được giảm thuế VAT

Danh sách hàng hóa dịch vụ chịu thuế TTĐB

Tại Phụ lục 2, kèm theo Nghị định 44/2023/NĐ-CP có quy định danh mục bao gồm các loại hàng hóa và dịch vụ chịu thuế TTĐB và không được giảm thuế giá trị gia tăng

Danh mục hàng hóa

Danh sách hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt bao gồm:

  1. Thuốc lá điếu, xì gà và các sản phẩm khác làm từ cây thuốc lá, được sử dụng để hút, hít, nhai, ngửi, ngậm.
  2. Rượu.
  3. Bia.
  4. Xe ô tô dưới 24 chỗ, gồm cả xe chở người và chở hàng, từ hai hàng ghế trở lên và có vách ngăn giữa khoang hàng hóa với khoang người ngồi.
  5. Xe mô tô hai bánh và xe mô tô ba bánh có dung tích xi lanh trên 125cm3.
  6. Tàu bay và du thuyền.
  7. Xăng các loại.
  8. Điều hòa nhiệt độ có công suất từ 90.000 BTU trở xuống.
  9. Bài lá.
  10. Vàng mã và hàng mã.

Danh mục dịch vụ

Các dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt bao gồm:

  1. Kinh doanh vũ trường.
  2. Kinh doanh mát-xa (massage), ka-ra-ô-kê (karaoke).
  3. Kinh doanh ca-si-nô (casino) và các trò chơi điện tử có thưởng như máy giắc-pót (jackpot), máy sờ-lot (slot) và các loại máy tương tự.
  4. Kinh doanh đặt cược.
  5. Kinh doanh gôn (golf), bao gồm bán thẻ hội viên và vé chơi gôn.
  6. Kinh doanh xổ số.

Ngoài ra, quy định cũng lưu ý đối với một số loại hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt thì không thuộc danh mục trên.

Các đối tượng không chịu thuế TTĐB

Theo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 2008, luật thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi bổ sung năm 2014 và nghị định 108/2015/NĐ-CP ngày 28/10/2015 có hiệu lực từ ngày 1/1/2016, những đối tượng không phải chịu thuế TTĐB bao gồm: hàng hóa sản xuất trong nước, hàng hóa nhập khẩu và một số đối tượng khác.

Hàng hóa và dịch vụ sản xuất trong nước

Hàng hóa thuộc danh sách chịu thuế TTĐB, tuy nhiên, sẽ không phải chịu thuế nếu hàng hóa được cơ sở sản xuất hoặc gia công trực tiếp xuất khẩu hoặc bán cho cơ sở kinh doanh khác để xuất khẩu.

Hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu

a) Hàng viện trợ nhân đạo, hàng viện trợ không hoàn lại.
b) Hàng quá cảnh, hàng mượn đường qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam, hàng chuyển khẩu.
c) Hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu và tạm xuất khẩu, tái nhập khẩu.
d) Đồ dùng của tổ chức và cá nhân nước ngoài.

Các đối tượng không chịu thuế TTĐB khác

Luật thuế tiêu thụ đặc biệt quy định những đối tượng được miễn thuế tiêu thụ đặc biệt như sau:
a) Tàu bay và du thuyền được sử dụng cho mục đích kinh doanh vận chuyển hàng hóa, hành khách, khách du lịch và tàu bay được sử dụng cho mục đích an ninh, quốc phòng.
b) Đối với xe ô tô:
– Các loại xe theo thiết kế của nhà sản xuất được sử dụng làm xe cứu thương, xe chở phạm nhân, xe tang lễ.
– Xe thiết kế vừa có chỗ ngồi, vừa có chỗ đứng chở được từ 24 người trở lên.
– Xe ô tô chạy trong khu vui chơi, giải trí, thể thao không đăng ký lưu hành và không tham gia giao thông.
– Các loại xe chuyên dụng, xe không đăng ký lưu hành, không tham gia giao thông do Bộ Tài chính phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan quy định cụ thể.
c) Đối với điều hòa nhiệt độ:
Điều hòa nhiệt độ có công suất từ 90.000 BTU trở xuống theo thiết kế của nhà sản xuất chỉ được lắp trên phương tiện vận tải như ô tô, toa xe lửa, tàu, thuyền và tàu bay.
d) Đối với hàng hóa trong khu phi thuế quan:
– Hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan.
– Hàng hóa từ nội địa bán vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan.
– Hàng hóa được mua bán giữa các khu phi thuế quan với nhau, trừ hai loại hàng hóa sau: Hàng hóa đưa vào khu được áp dụng quy chế khu phi thuế quan có dân cư sinh sống, không có hàng rào cứng, và xe ô tô chở người dưới 24 chỗ.

Vì sao nhà nước đánh thuế tiêu thụ đặc biệt

Thuế tiêu thụ đặc biệt được nộp bởi các cơ sở sản xuất trực tiếp hàng hóa, dịch vụ đó nhưng người tiêu dùng là người chịu thuế vì thuế được tính vào giá bán.

Vai trò của thuế tiêu thụ đặc biệt là một công cụ quan trọng giúp Nhà nước điều tiết sản xuất và tiêu dùng. Vì mức thuế suất cao, nó có tác động trực tiếp đến quyết định tiêu dùng. Mục đích của thuế là hạn chế sản xuất và tiêu dùng những hàng hóa, dịch vụ không có lợi cho nền kinh tế và xã hội.

Thuế tiêu thụ đặc biệt tạo ra nguồn thu nhập lớn cho ngân sách của Nhà nước do có mức thuế suất cao. Ngoài ra, nó còn đóng góp vào việc tái phân phối thu nhập của những người có thu nhập cao, đảm bảo tính công bằng xã hội.

Như vậy, bài viết này Ketoanmvb đã cung cấp các thông tin về “Hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt không được giảm thuế VAT”. Hy vọng những thông tin trên sẽ đem lại kiến thức hữu ích cho quý khách.

The post Hàng hóa, dịch vụ chịu thuế TTĐB không được giảm thuế VAT appeared first on Dịch Vụ kế toán tại Hà Nội | KetoanMVB.

https://ift.tt/e7hzqfR Bá Teppi https://ift.tt/rnt37hl July 19, 2023 at 11:40AM

Thứ Năm, 13 tháng 7, 2023

Cách tính lương & phụ cấp quân hàm quân đội từ tháng 7/2023

Theo thông tư 41/TT-BQP ban hành ngày 28/06/2023 hướng dẫn thực hiện mức lương cơ sở đối với những đối tượng đang hưởng lương hoặc phụ cấp quân hàm từ ngân sách nhà nước ở trong đơn vị, cơ quan, ban ngành thuộc Bộ Quốc Phòng. Sau đây Ketoanmvb xin hướng dẫn chi tiết đến bạn đọc cách tính mức lương và phụ cấp quân hàm đối với người ở trong quân đội mới nhất từ tháng 07/2023:

Cách tính mức lương và phụ cấp quân hàm đối với người ở trong quân đội từ tháng 07/2023

Cách tính lương & phụ cấp quân hàm quân đội từ tháng 7/2023
Cách tính lương & phụ cấp quân hàm quân đội từ tháng 7/2023

Theo đó, cách tính mức lương và phụ cấp quân hàm, hệ số chênh lệch bảo lưu và phụ cấp, trợ cấp như sau:

✅Mức lương mới

Mức lương mới từ ngày 01/7/2023 = Mức lương cơ sở 1.800.000 đồng/tháng x Hệ số lương hiện tại đang hưởng

✅Mức phụ cấp quân hàm hạ sĩ quan, binh sĩ và học viên cơ yếu

Mức phụ cấp quân hàm mới từ ngày 01/7/2023 = Mức lương cơ sở 1.800.000 đồng/tháng x Hệ số phụ cấp quân hàm hiện tại đang hưởng

✅Mức tiền của hệ số chênh lệch bảo lưu

Mức tiền của hệ số chênh lệch bảo lưu mới từ ngày 01/7/2023 = Mức lương cơ sở 1.800.000 đồng/tháng x Hệ số chênh lệch bảo lưu hiện đang được hưởng

✅Mức phụ cấp tính theo mức lương cơ sở

– Mức phụ cấp đối với người hưởng lương

Mức phụ cấp mới từ ngày 01/7/2023 = Mức lương cơ sở 1.800.000 đồng/tháng x Hệ số phụ cấp hiện tại được hưởng theo thông tư 41/2023/TT-BQP

– Mức phụ cấp đối với hạ sĩ quan, binh sĩ và học viên cơ yếu

Mức phụ cấp mới từ ngày 01/7/2023 = Mức phụ cấp quân hàm binh nhì (tính theo mức lương cơ sở 1.800.000 đồng/tháng x Hệ số phụ cấp hiện tại được hưởng theo thông tư 41/2023/TT-BQP

✅Mức phụ cấp tính theo tỷ lệ %

– Mức phụ cấp đối với người hưởng lương

Mức phụ cấp mới từ ngày 01/7/2023 = (Mức lương mới từ ngày 01/7/2023 + Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo mới từ ngày 01/7/2023 + Mức phụ cấp thâm niên vượt khung áp dụng từ ngày 01/7/2023) x Tỷ lệ % phụ cấp được hưởng hiện tại theo thông tư 41/2023/TT-BQP

– Mức phụ cấp đối với hạ sĩ quan, binh sĩ và học viên cơ yếu

Mức phụ cấp áp dụng từ ngày 01/7/2023 = [Mức phụ cấp quân hàm hiện tại được hưởng + phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có) tính theo mức lương cơ sở 1.800.000 đồng/tháng] x Tỷ lệ % phụ cấp được hưởng hiện tại theo thông tư 41/2023/TT-BQP

✅Mức trợ cấp tính theo mức lương cơ sở

Mức trợ cấp áp dụng từ ngày 01/7/2023 = Mức lương cơ sở 1.800.000 đồng/tháng x Số tháng được hưởng trợ cấp theo quy định

👉👉 ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỖ TRỢ DỊCH VỤ KẾ TOÁN THUẾ TẠI KETOANMVB – 100% Kế toán viên nhiều năm kinh nghiệm #ketoanmvb

👉👉👉👉Xin mời quý khách INBOX NGAY để nhận mức giá ưu đãi của dịch vụ tư vấn kế toán tại KetoanMVB.

📮Địa chỉ: Phòng 106 – Nhà A13 – Đường 800A – Nghĩa Đô – Cầu Giấy – Hà Nội.

Website: https://ketoanmvb.com/ .

HOTLINE: 0965 900 818 – 0947 760 868. Xin cám ơn

The post Cách tính lương & phụ cấp quân hàm quân đội từ tháng 7/2023 appeared first on Dịch Vụ kế toán tại Hà Nội | KetoanMVB.

https://ift.tt/sA9JtiW Bá Teppi https://ift.tt/LlPwr23 July 14, 2023 at 09:28AM