Thứ Tư, 16 tháng 8, 2023

Hướng dẫn tính tiền phạt thuế chậm nộp

Khi chậm nộp thuế thì công ty, doanh nghiệp sẽ phải đóng các mức phạt cụ thể theo thời gian nộp chậm. Sau đây ketoanmvb sẽ hướng dẫn chi tiết đến bạn cách tính tiền phạt thuế chậm nộp các loại như: thuế môn bài, thuế TNCN, thuế VAT, thuế TNDN…

Mốc thời hạn nộp tiền thuế hàng năm

Hướng dẫn tính tiền phạt thuế chậm nộp

Đối với thuế môn bài

Thời gian đóng thuế môn bài sẽ chậm nhất là 30/01 của năm phát sinh nghĩa vụ đóng thuế. Nếu người nộp thuế mới đi vào hoạt động kinh doanh & sản xuất hay mới thành lập thì thời hạn nộp thuế môn bài sẽ là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ kê khai thuế.

Đối với các loại thuế khác như: TNCN, TNDN, thuế giá trị gia tăng…

Thời hạn đóng tiền thuế chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp các tờ khai thuế theo tháng, quý hoặc quyết toán thuế.

Khi có phát sinh thuế thì thời hạn nộp hồ sơ khai thuế theo tháng chậm nhất là ngày 20 của tháng liền kề mà có phát sinh thuế cần nộp.

Khi có phát sinh thuế thì thời hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quý chậm nhất là ngày 30 của quý liền kề mà có phát sinh thuế cần nộp

Nếu doanh nghiệp quyết toán thuế thì nộp hồ sơ kê khai chậm nhất là 90 ngày tính từ ngày cuối cùng của năm đó.

Các mức phạt tiền thuế chậm nộp đối với cá nhân, doanh nghiệp

Thời gian chậm nộp thuế Mức phạt tiền
✅ Đối với khoản tiền thuế nợ phát sinh từ ngày 01/07 /2016 ⭐0.03%/ngày tính trên số tiền thuế đóng muộn
✅Đối với khoản tiền thuế nợ phát sinh trước ngày 01 tháng 07 năm 2016 nhưng sau ngày 01/07/2016 vẫn chưa nộp ⭐Trước ngày 01 tháng 01 năm 2015 tính phạt chậm đóng thuế, tiền chậm đóng theo quy định tại Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế số 21/2012/QH13: số ngày chậm nộp < 90 ngày là 0.05%, từ ngày 91 trở đi là 0.07%/ngày.

⭐Từ ngày 01 tháng 01 năm 2015 tính tiền chậm đóng thuế theo quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế số 71/2014/QH13: 0.05%/ngày.

⭐Từ ngày 01/07/2016 tính tiền chậm đóng thuế theo mức 0.03%/ngày.

✅ Trường hợp người nộp thuế khai thiếu tiền thuế của kỳ thuế phát sinh trước ngày 1/1/2015 nhưng sau ngày 1/1/2015 cơ quan nhà nước có thẩm quyền phát hiện qua thanh tra, kiểm tra hoặc người nộp thuế tự phát hiện ⭐Mức phạt chậm nộp theo mức 0.05%/ngày tính trên số tiền thuế khai thiếu từ ngày phải nộp theo quy định của pháp luật đến ngày người nộp thuế nộp tiền thuế khai thiếu vào ngân sách nhà nước
✅ Hotline ⭐Liên hệ 0965 900 818 – 0926 335 868 để được tư vấn miễn phí.

Số ngày chậm đóng tiền thuế (bao gồm cả ngày lễ, ngày nghĩ theo quy định của pháp luật) được tính từ ngày kế tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp thuế, thời hạn gia nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế, thời hạn nộp thuế ghi trong thông báo hoặc quyết định xử lý vi phạm pháp luật về thuế của cơ quan thuế hoặc quyết định xử lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đến ngày người nộp thuế nộp số tiền thuế vào ngân sách nhà nước.

Hướng dẫn tính tiền phạt chậm nộp thuế

Công thức tính tiền phạt chậm đóng thuế

✅Trước ngày 1/1/2015 ⭐Số ngày chậm nộp < 90 ngày: Số tiền phạt = số tiền thuế chậm nộp X 0.05% X Số ngày chậm nộp. + Số ngày chậm nộp > 90 ngày ⭕Số tiền phạt = số tiền thuế đóng muộn X 0.07% X (Số ngày chậm nộp – 90 ngày)
✅ Từ ngày 1/1/2015 ⭐Số tiền phạt = Số tiền thuế chậm nộp X 0.05% X Số ngày chậm nộp
✅Từ ngày 1/7/2016 trở đi ⭐Số tiền phạt = số tiền thuế chậm nộp X 0.03% X Số ngày chậm nộp.

1 Số ví dụ về cách tính tiền phạt chậm đóng thuế

Ví dụ 1

Dịch vụ kế toán tại Hà Nội – Ketoanmvb nợ 50.000.000đ tiền thuế VAT, có hạn nộp là ngày 22/06/2023. Ketoanmvb đóng tiền nộp thuế 50.000.000đ vào ngày 29/07/2023, số ngày đóng muộn được tính từ 22/06/2023 đến ngày 29/07/2023.

Từ ngày 22/06/2023 đến 29/07/2023 số ngày chậm nộp là 38 ngày:
50.000.000 x 0.03% x 38 = 570.000 đồng.

Ví dụ 2

Công Ty TNHH Tư Vấn Tài Chính – Kế Toán Đại Long nợ 60 triệu tiền thuế có hạn nộp là 02/04/2015. Công ty TNHH Tư Vấn Tài Chính – Kế Toán Đại Long nộp 60 triệu VNĐ vào ngày 30/07/2016, số ngày chậm nộp được tính từ ngày 02/04/2015 đến ngày 30/6/2016 là 455 ngày, từ ngày 01/07/2016 đến ngày 30/7/2017 là 30 ngày.

  • Từ ngày 02/04/2015 đến 30/06/2016 số ngày chậm đóng thuế là 455 ngày: 60.000.000 x 0.05% x 455 = 13.650.000 VNĐ.
  • Từ ngày 01/07/2016 đến 30/07/2016 số ngày chậm đóng thuế là 30 ngày: 60.000.000 x 0.03% x 30 = 540.000 VNĐ.

=>Số tiền phạt chậm nộp của Kế Toán Đại Long là: 13.650.000 + 540.000 = 14.190.000 VNĐ

Trên đây là hướng dẫn tính tiền phạt thuế chậm nộp mà doanh nghiệp cần lưu ý để làm đúng và đủ tránh thiếu sót gây tổn thất cho công ty. Ngoài ra nếu quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ tại ketoanmvb có thể tham khảo:

✅ Dịch vụ kế toán thuế trọn gói ⭐Giá từ 300.000/tháng
✅ Dịch vụ báo cáo tài chính ⭐Giá 500.000 VNĐ
✅ Dịch vụ hoàn thiện sổ sách ⭐Giá từ 500.000 VNĐ
✅ Hotline ⭐Liên hệ 0965 900 818 – 0926 335 868 để được tư vấn miễn phí.

The post Hướng dẫn tính tiền phạt thuế chậm nộp appeared first on Dịch Vụ kế toán tại Hà Nội | KetoanMVB.

https://ift.tt/72nsbV8 Bá Teppi https://ift.tt/t6qhHuk August 17, 2023 at 09:40AM

Thứ Ba, 8 tháng 8, 2023

Hướng dẫn chuyển tiền từ tài khoản công ty sang TK cá nhân

Hiện nay các công ty, doanh nghiệp thường phát sinh các nghiệp vụ chuyển tiền từ tài khoản (TK) cá nhân sang tài khoản công ty hoặc ngược lại do Giám Đốc công ty hoặc nhân viên doanh nghiệp đứng ra thao tác => Sau đây ketoanmvb sẽ hướng dẫn chuyển tiền từ tài khoản công ty sang TK cá nhân mời các bạn theo dõi:

Chuyển tiền từ tài khoản công ty sang TK cá nhân

Trường hợp này thường xuyên xảy ra trong hoạt động của DN => Các cách xử lý việc chuyển tiền từ tài khoản công ty sang TK cá nhân như sau:

Hướng dẫn chuyển tiền từ tài khoản công ty sang TK cá nhân
Hướng dẫn chuyển tiền từ tài khoản công ty sang TK cá nhân

Cá nhân là nhân viên trong doanh nghiệp

Cách 1: Xem như rút tiền từ TK ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt

Đây là một cách đơn giản và thường thường xuyên áp dụng khi chuyển tiền từ tài khoản doanh nghiệp sang TK cá nhân vì lý do đơn giản và cũng không cần thủ tục phức tạp gì. Với trường hợp này người rút tiền khi thực hiện việc rút tiền nội dung chuyển khoản cần ghi rõ: “Rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt”.

Hạch toán, ghi:

  • Nợ TK 111
  • Có TK 112

Cách 2: Xem như một khoản tạm ứng của nhân viên công ty

Với trường hợp này khi quyết định chuyển tiền nội dung chuyển khoản thể hiện, ghi: “Tạm ứng tiền chi phí công tác cho ông/bà …………………”

Các hồ sơ cần chuẩn bị:

  • Lập giấy đề nghị tạm ứng công tác phí.
  • Quyết định cử lao động đi công các có chữ ký của Giám đốc DN.

Hạch toán, ghi:

  • Nợ TK 141
  • Có TK 112

Sau khi đi công tác xong, nhân viên cần hoàn tiền tạm ứng còn thừa không dùng hết, ghi:

  • Nợ TK 111, 112
  • Có TK 141

Cá nhân là người ngoài công ty

Cách 1: Xem như một khoản hoàn trả tiền mà cá nhân đã cho doanh nghiệp mượn

Nội dung khi chuyển khoản cần ghi: “Hoàn trả tiền cho ông/bà ………………….. do cho DN mượn tiền”

Trước khi thực hiện việc chuyển tiền từ TK DN sang TK cá nhân, cần tiến hành:

a, Lập hợp đồng hoặc biên bản mượn tiền từ cá nhân, ghi:

  • Nợ TK 111
  • Có TK 3388

b, Khi thực hiện chuyển tiền, ghi:

  • Nợ TK 3388
  • Có TK 112

Cách 2: Xem là khoản đối tác mua hàng nhưng hủy đơn/đặt cọc. Hoặc khoản tạm ứng cho DN nhưng chuyển khoản nhầm.

Cách này có thể coi khoản tiền đó là khoản tiền mà cá nhân là nhân viên doanh nghiệp đối tác đã chuyển tiền cho DN; Nhưng vì vài lý do đã hủy đơn hàng không tiến hành mua hàng của DN nữa và DN phải chuyển tiền trả tiền cá nhân. Nội dung chuyển khoản “Hoàn tiền tạm ứng mua hàng cho ông/bà …………………………..”.

Giấy tờ cần có:

Lập giấy để nghị thanh toán

Lập UNC chi tiền ngân hàng cho tạm ứng, ghi:

  • Nợ TK 331
  • Có TK 112

Chuyển tiền từ TK cá nhân và tài khoản doanh nghiệp

Các cách xử lý việc chuyển tiền từ TK cá nhân và tài khoản công ty như sau:

Cách 1: Xem như một khoản nộp tiền mặt vào TK ngân hàng

Đây là một cách xử lý đơn giản và không cần giấy tờ thủ tục đi kèm nhiều.

Nội dung chuyển khoản: “Nộp tiền mặt tại quỹ vào tài khoản ngân hàng”.

Giấy tờ cần có và cách hạch toán:

-Lập phiếu chi tương ứng với số tiền cá nhân chuyển khoản vào TK ngân hàng.

-Hạch toán, ghi:

  • Nợ TK 112
  • Có TK 111

Cách 2: Xem như một khoản DN cho cá nhân mượn và cá nhân tiến hành hoàn trả lại

Nội dung chuyển khoản: “Ông/bà …………………. chuyển lại khoản tiền đã mượn DN”

Hồ sơ và cách hạch toán trước khi thực hiện hoàn tiền:

-Lập hợp đồng hoặc biên bản DN cho cá nhân mượn tiền.

-Lập phiếu chi cho mượn tiền, ghi:

  • Nợ TK 1388
  • Có TK 111

-Khi hoàn tiền, ghi:

  • Nợ TK 112
  • Có TK 1388

Cách 3: Xem như một khoản hoàn ứng (Hoàn trả tiền tạm ứng) của cá nhân cho DN

Nội dung chuyển khoản: “Ông/bà ……………………………… hoàn trả tiền tạm ứng cho DN”

Hồ sơ cần có trước khi hoàn tiền tạm ứng:

+ Lập giấy đề nghị tạm ứng.

+ Lập phiếu chi tạm ứng, ghi:

  • Nợ TK 141
  • Có TK 111

+ Sau đó khi hoàn tiền, ghi:

  • Nợ TK 112
  • Có TK 141

Trên đây là chuyển tiền từ tài khoản công ty sang TK cá nhân mà kế toán viên cần lưu ý để làm đúng và đủ tránh thiếu sót gây tổn thất cho công ty. Ngoài ra nếu quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ kế toán tại Hà Nội có thể tham khảo:

✅ Dịch vụ kế toán thuế trọn gói ⭐Giá từ 300.000/tháng
✅ Dịch vụ báo cáo tài chính ⭐Giá 500.000 VNĐ
✅ Dịch vụ hoàn thiện sổ sách ⭐Giá từ 500.000 VNĐ
✅ Hotline ⭐Liên hệ 0965 900 818 – 0926 335 868 để được tư vấn miễn phí.

The post Hướng dẫn chuyển tiền từ tài khoản công ty sang TK cá nhân appeared first on Dịch Vụ kế toán tại Hà Nội | KetoanMVB.

https://ift.tt/3ImEKyr Bá Teppi https://ift.tt/7r9ivyu August 09, 2023 at 09:03AM

Thứ Tư, 2 tháng 8, 2023

Hướng dẫn kê khai tính thuế VAT, GTGT hàng nhập khẩu

Kê khai, khấu trừ hạch toán, tính thuế giá trị gia tăng (GTGT, VAT) của hàng nhập khẩu là nghiệp vụ tương đối phức tạp đối với kế toán viên ít kinh nghiệm. Nếu có bất kỳ sai sót nào cũng có thể gây ra thiệt hại về tài chính của doanh nghiệp. Trong bài viết dưới đây Ketoanmvb sẽ hướng dẫn chi tiết đến quý bạn đọc cách kê khai hạch toán, khấu trừ, tính thuế GTGT hàng nhập khẩu.

Thuế VAT, Thuế GTGT hàng nhập khẩu là gì?

Thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu hay còn viết tắt là thuế GTGT, VAT hàng nhập khẩu là loại thuế gián thu được tính theo giá trị tăng thêm của hàng nhập khẩu có phát sinh khi sản xuất, tiêu dùng.

Thuế GTGT được nộp vào ngân sách Nhà nước theo mức độ tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ và là một trong những loại thuế quan trọng giúp tăng ngân sách Nhà nước, đóng vai trò lớn trong cân bằng xã hội và phát triển kinh tế quốc gia.

Thuế GTGT của hàng nhập khẩu là số thuế mà doanh nghiệp, đơn vị nhập khẩu hàng hoá phải trả. Giá trị tính thuế bao gồm có thuế nhập khẩu thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế bảo vệ môi trường.

Công thức tính thuế VAT hàng nhập khẩu

Thuế GTGT hàng nhập khẩu thường được tính dựa trên giá trị của hàng hoá, dịch vụ sau cùng khi đã đến tay người tiêu dùng. Do đó chúng ta có công thức tính thuế VAT hàng nhập khẩu như sau:

Thuế GTGT hàng nhập khẩu = Giá tính thuế của hàng nhập khẩu x Thuế suất thuế VAT.

Trong đó:

Thuế suất thuế VAT hàng nhập khẩu là: 10% (chiếm phần lớn các loại hàng hóa); 8% (đối với một số loại hàng hóa thuộc nhóm chịu thuế suất 10% nhưng được giảm 2% thuế); 5% (chiếm số ít hàng hóa).

Giá tính thuế GTGT của hàng nhập khẩu = Giá nhập tại cửa khẩu + Chi phí thuế nhập khẩu + Chi phí thuế tiêu thụ đặc biệt + Chi phí thuế bảo vệ môi trường.

Theo công thức này doanh nghiệp thực hiện tính thuế GTGT hàng nhập khẩu của mình và hạch toán theo quy định của luật kế toán.

Lưu ý: Hai văn bản trực tiếp nhất để xác định thuế giá trị gia tăng đối với hàng nhập khẩu hiện nay là:

Thông tư số 83/2014/TT-BTC ngày 26/06/2014 của Bộ Tài chính Hướng dẫn thực hiện Thuế giá trị gia tăng theo danh mục hàng hóa nhập khẩu Việt Nam.

Nghị định 44/2023/NĐ-CP quy định chính sách giảm thuế VAT theo Nghị quyết 101/2023/QH15, theo đó một số hàng hóa đang áp dụng dụng thuế suất thuế giá trị gia tăng 10% sẽ giảm xuống còn 8%.

Cách kê khai khấu trừ & tính thuế GTGT hàng nhập khẩu

Để kê khai hạch toán khấu trừ và tính thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu thì quý khách hàng cần sử dụng tài khoản 33312 – Thuế VAT, GTGT phải nộp.

Hướng dẫn kê khai thuế GTGT hàng nhập khẩu

Kế toán kê khai thuế giá trị gia tăng hàng nhập theo hướng dẫn hình ảnh sau:

Cách kê khai khấu trừ & tính thuế GTGT hàng nhập khẩu
Cách kê khai khấu trừ & tính thuế GTGT hàng nhập khẩu

Chi tiết kê khai khấu trừ thuế GTGT hàng nhập khẩu

Kê khai thuế GTGT hàng nhập khẩu căn cứ theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 hướng dẫn về chế độ kế toán doanh nghiệp. Dưới đây là chi tiết cách kê khai khấu trừ & tính thuế GTGT hàng nhập khẩu trong từng trường hợp:

Đối với hàng nhập khẩu là vật tư, hàng hóa, TSCĐ

Kế toán nhập khẩu vật tư, hàng hoá, tài sản cố định (TSCĐ), kế toán tiến hành phản ánh số thuế nhập khẩu phải nộp, tổng số tiền phải trả, hoặc đã thanh toán cho người bán và giá trị vật tư, hàng hoá, TSCĐ nhập khẩu (giá có thuế nhập khẩu) như sau:

  • Nợ các TK 152, 156, 211, 611,… : Trị giá hàng nhập khẩu theo giá có thuế nhập khẩu
  • Có TK 3333: Tiền thuế xuất, nhập khẩu
  • Có các TK 111, 112, 331,…: Tổng trị giá phải trả.

Hàng tạm nhập – tái xuất không thuộc quyền sở hữu của công ty, doanh nghiệp

Đối với hàng tạm nhập – tái xuất không thuộc quyền sở hữu của đơn vị. Khi xác định thuế nhập khẩu phải nộp, hạch toán:

  • Nợ TK 1388: Tiền thuế xuất, nhập khẩu
  • Có TK 3333: Tiền thuế xuất, nhập khẩu.

Hàng nhập khẩu khi nộp thuế vào ngân sách nhà nước

Khi kế toán nộp thuế nhập khẩu vào Ngân sách Nhà nước, kế toán ghi:

  • Nợ TK 3333: Tiền thuế xuất, nhập khẩu
  • Có các TK 111, 112,…: Tiền thuế xuất, nhập khẩu.
  • Hạch toán tài khoản 33312
  • Hạch toán thuế VAT hàng nhập khẩu sử dụng Tài khoản 33312.

Hàng nhập khẩu được hoàn, giảm thuế GTGT

Khi thuế nhập khẩu của vật tư, hàng hóa đã nộp ở khâu nhập khẩu, được hoàn, được giảm, hạch toán:

  • Nợ TK 3333: Tiền thuế xuất, nhập khẩu
  • Có TK 632: Giá vốn hàng bán (nếu xuất hàng để bán)
  • Có các TK 152, 153, 156: Trị giá hàng hóa (nếu xuất hàng trả lại).

Khi thuế nhập khẩu của TSCĐ đã nộp ở khâu nhập khẩu, được hoàn, được giảm, kế toán hạch toán:

  • Nợ TK 3333: Tiền thuế xuất, nhập khẩu
  • Có TK 211: Trị giá tài sản cố định hữu hình (nếu xuất trả lại TSCĐ)
  • Có TK 811: Trị giá tài sản cố định hữu hình (nếu bán TSCĐ).

Khi thuế nhập khẩu đã nộp ở khâu nhập khẩu nhưng hàng hóa không thuộc quyền sở hữu của đơn vị, được hoàn khi tái xuất kế toán hạch toán như sau:

  • Nợ TK 3333: Tiền thuế xuất, nhập khẩu
  • Có TK 1388: Tiền thuế xuất, nhập khẩu.

Khi DN nhận được tiền từ ngân sách nhà nước,kế toán ghi:

  • Nợ TK 112: Tiền gửi ngân hàng
  • Có TK 3333: Tiền thuế xuất, nhập khẩu.

Kê khai khấu trừ & tính thuế GTGT hàng nhập khẩu ủy thác áp dụng tại bên giao ủy thác

Khi doanh nghiệp nhận được thông báo về nghĩa vụ nộp thuế nhập khẩu từ bên nhận ủy thác, kế toán ghi nhận số thuế nhập khẩu phải nộp, ghi như sau:

  • Nợ các TK 152, 156, 211, 611,… : Tiền thuế xuất, nhập khẩu
  • Có TK 3333: Tiền thuế xuất, nhập khẩu.

Khi doanh nghiệp nhận được chứng từ nộp thuế vào NSNN của bên nhận ủy thác, kế toán phản ánh giảm nghĩa vụ với NSNN về thuế nhập khẩu ghi như sau:

  • Nợ TK 3333: Tiền thuế xuất, nhập khẩu
  • Có các TK 111, 112: Tiền thuế xuất, nhập khẩu (nếu trả tiền ngay cho bên nhận ủy thác)
  • Có TK 3388: Tiền thuế xuất, nhập khẩu (nếu chưa thanh toán ngay tiền thuế nhập khẩu cho bên nhận ủy thác)
  • Có TK 1388: Tiền thuế xuất, nhập khẩu (ghi giảm số tiền đã ứng cho bên nhận ủy thác để nộp thuế nhập khẩu).

Trường hợp bên nhận ủy thác không phản ánh số thuế nhập khẩu phải nộp như bên giao ủy thác mà chỉ ghi nhận số tiền đã nộp thuế hộ bên giao ủy thác thì ghi:

  • Nợ TK 1388: Tiền thuế xuất, nhập khẩu (phải thu lại số tiền đã nộp hộ)
  • Nợ TK 3388: Tiền thuế xuất, nhập khẩu (trừ vào số tiền đã nhận của bên giao ủy thác)
  • Có các TK 111, 112: Tiền thuế xuất, nhập khẩu.

Trên đây là hướng dẫn kê khai, khấu trừ & tính thuế GTGT hàng nhập khẩu, kế toán doanh nghiệp cần lưu ý để làm đúng và đủ tránh thiếu sót gây tổn thất cho công ty. Ngoài ra nếu quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ kế toán có thể tham khảo:

✅ Dịch vụ kế toán thuế trọn gói ⭐Giá từ 300.000/tháng
✅ Dịch vụ BCTC ⭐Giá 500.000 VNĐ
✅ Dịch vụ hoàn thiện sổ sách ⭐Giá từ 500.000 VNĐ
✅ Hotline ⭐Liên hệ 0965 900 818 – 0926 335 868 để được tư vấn miễn phí.

The post Hướng dẫn kê khai tính thuế VAT, GTGT hàng nhập khẩu appeared first on Dịch Vụ kế toán tại Hà Nội | KetoanMVB.

https://ift.tt/BA2zKZt Bá Teppi https://ift.tt/9uMSsAJ August 03, 2023 at 09:07AM