Nếu bạn mua hàng với số lượng lớn và được giảm giá thì đó là chiết khấu thương mại. Còn nếu mua hàng mà thanh toán trước thời hạn được ký kết trong hợp đồng và được bên bán giảm giá thì đó là chiết khấu thanh toán. Vậy hạch toán chiết khấu thanh toán theo thông tư 200 như thế nào, cùng KetoanMVB tìm hiểu chi tiết trong nội dung dưới đây.
Chiết khấu thanh toán là gì
Chiết khấu thanh toán là khoản tiền người bán giảm trừ cho người mua khi người mua thanh toán trước theo hợp đồng.
Hạch toán chiết khấu thanh toán theo thông tư 200
Khi mua hàng, thanh toán tiền hàng sớm thì người mua sẽ được chiết khấu thanh toán theo quy định thì lúc này kế toán phải hạch toán chiết khấu thanh toán theo thông tư 200 với những doanh nghiệp lớn. Tuy nhiên bạn không căn cứ vào hóa đơn bán hàng mà căn cứ vào phiếu chi và phiếu thu để ghi nhận, hạch toán. Cụ thể:
Khi bán hàng, người bán lập phiếu chi. Căn cứ vào phiếu chi để hạch toán như sau:
Nợ | TK635 |
Có TK131 | |
Có TK111, 112 |
Khi mua hàng, người mua lập phiếu thu. Căn cứ vào phiếu thu để hạch toán:
Nợ | TK331 (khi bù trừ công nợ) |
Nợ | TK111, 112 (thanh toán tiền mặt hoặc chuyển khoản để mua hàng) |
Có TK515 |
Ví dụ hạch toán chiết khấu thanh toán
Mình sẽ lấy một ví dụ đơn giản để bạn dễ hiểu hơn nha. Công ty mình đặt hàng 100 máy giặt Electrolux 11 KG với tổng tiền cần thanh toán là 213,000,000. Do công ty mình thanh toán sớm nên được nhận chiết khấu thanh toán 10%. Hạch toán chiết khấu chuyển khoản.
*Số tiền được chiết khấu là: 213,000,000×10% = 21,300,000
-
Bên bán hàng hạch toán:
Nợ | TK635: 21,300,000 |
Có TK112: 21,300,000 |
-
Bên mua hàng hạch toán:
Nợ | TK112: 21,300,000 |
Có TK515: 21,300,000 |
Việc hạch toán cũng khá đơn giản không có gì khó khăn. Tuy nhiên khi phát sinh khoản chiết khấu thanh toán thì doanh nghiệp, kế toán cần chú ý một số quy định về chứng từ, cách tính CKTT và thuế.
Những quy định về chiết khấu thanh toán
Sau khi mua hàng, bạn thanh toán tiền hàng tước thời hạn được cam kết trong hợp đồng. Theo thỏa thuận, bạn sẽ được một khoản chiết khấu thanh toán. Khoản chiết khấu thanh toán sẽ không liên quan gì đến giá bán, mà thuộc vào phần chi phí tài chính của hai bên để cùng thúc đẩy phát triển kinh doanh. Chính vì vậy cần tuân thủ một số quy định dưới đây:
Về hóa đơn
Trên hóa đơn bán hàng tuyệt đối không ghi nhận khoản chiết khấu thanh toán này để giảm giá cho khách hàng. Các bạn có thể tra cứu hóa đơn GTGT để xem hóa đơn có chính xác không nhé!
Chứng từ để thực hiện chiết khấu thanh toán:
Đối với người bán là phiếu chi, đối với người mua là phiếu thu. Căn cứ vào những chứng từ này để hạch toán và để xác định thuế TNDN. Đặc biệt, do từ năm 2015 từ mức chiết khấu thanh toán không còn bị khống chế nên tất cả hết chi phí CKTM sẽ được trừ hết.
Khoản chiết khấu thanh toán:
Được tính trên số tiền khách hàng phải thanh toán bao gồm cả thuế GTGT. Khoản này sẽ được tính vào chi phí tài chính của công ty.
Thuế TNCN
- Chịu 1% thuế TNCN trường hợp đại lý bán hàng là cá nhân nhận được chiết khấu thanh toán của công ty.
- Khi đó thì doanh nghiệp bán hàng chịu trách nhiệm khai và nộp thay cho cá nhân theo mẫu số 01/CNKD và hợp đồng hợp tác kinh doanh (nếu khai thuế lần đầu).
- Trong mẫu trước cụm từ “Người nộp thuế hoặc Đại diện hợp pháp của người nộp thuế” bạn phải nhớ điền “Khai thay”, ký tên và đóng dấu đầy đủ. Còn hồ sơ tính thuế, chứng từ thu thuế vẫn để thông tin của cá nhân kinh doanh.
- Sau khi hoàn tất hồ sơ bạn gửi lên Chi cục Thuế nơi Công ty đặt trụ sở chính.
- Đồng thời bù trừ công nợ trước khi chi trả cho đại lý.
Bây giờ bạn đã hiểu rõ về hạch toán chiết khấu thương mại theo thông tư 200, cũng như nắm rõ những quy định về CKTT rồi đúng không! Vậy tiếp theo mình sẽ phân biệt căn bản về chiết khấu thương mại và chiết khấu thanh toán để các bạn hiểu rõ hơn nhé.
Chiết khấu thanh toán có phải xuất hóa đơn không?
Theo khoản 1, điều 5 tại thông tư 219/2013/TT-BTC quy định về Các trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT nêu rõ:
Tổ chức, cá nhân nhận các khoản thu về bồi thường bằng tiền (bao gồm cả tiền bồi thường về đất và tài sản trên đất khi bị thu hồi đất theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền), tiền thưởng, tiền hỗ trợ, tiền chuyển nhượng quyền phát thải và các khoản thu tài chính khác.
Cơ sở kinh doanh khi nhận khoản tiền thu về bồi thường, tiền thưởng, tiền hỗ trợ nhận được, tiền chuyển nhượng quyền phát thải và các khoản thu tài chính khác thì lập chứng từ thu theo quy định. Đối với cơ sở kinh doanh chi tiền, căn cứ mục đích chi để lập chứng từ chi tiền.
=>Như vậy, chiết khấu thanh toán được xem là khoản chi phí tài chính mà bên bên bán chấp nhận chi cho bên mua, chứ không phải là việc kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.
Cho nên, phần chiết khấu thanh toán không cần phải kê khai lên hóa đơn mà chỉ cần lập phiếu chi.
So sánh “chiết khấu thương mại” và “chiếu khấu thanh toán”
Chiết khấu thương mại và chiết khẩu thanh toán không khó phân biệt nhưng một số bạn vẫn chưa rõ hoặc chỉ biết mà chưa hiểu bản chất thực sự. Dẫn đến việc áp dụng và hạch toán còn nhiều sai sót, hãy cùng Kế Toán MVB so sánh chi tiết trong bảng sau nha:
Chiết khấu thương mại |
Chiếc khấu thanh toán |
|
Khái niệm | Là khoản giảm giá niêm yết sản phẩm khi khách hàng mua với số lượng lớn. Ghi nhận giảm trừ doanh thu |
Là khoản giảm trừ khi người mua thanh toán trước số tiền hàng trước thời hạn được cam kết và đã được thỏa thuận giữa hai bên trong hợp đồng mua bán. Ghi nhận vào chi phí tài chính |
Chứng từ | Hóa đơn | Phiếu thu, phiếu chi |
Tài khoản ghi nhận | Sử dụng tài khoản 521 | Bên bán sử dụng tài khoản 635, bên mua sử dụng tài khoản 515 |
Như vậy thì để phát triển, hợp tác kinh doanh thuận lợi hơn, thúc đẩy việc thanh toán nhanh, đẩy mạnh việc hợp tác và bán hàng của các đại lý, các doanh nghiệp sẽ có chính sách “chiết khấu thanh toán” cụ thể. Tuy nhiên để các khoản phí này được trừ khi tính thuế thì khoản CKTT phải được quy định trong quy chế của Công ty và được thể hiện trong hợp đồng của bên bán hàng và bên mua hàng.
Trường hợp hạch toán chiết khấu thương mại:
Nếu doanh nghiệp khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
Chiết khấu thương mại có nhiều hình thức như sau:
- Chiết khấu thương mạitheo từng lần mua hàng.
- Tiền chiết khấu được trừ trên hóa đơn lần mua cuối cùng hoặc kỳ sau
- Số tiền chiết khấu được lập hóa đơn điều chỉnh khi kết thúc chương trình
Trường hợp 1: Chiết khấu thương mại theo từng lần mua hàng
Đối với trường hợp này thì trên hóa đơn GTGT ghi giá bán đã ghi giá đã chiết khấu dành cho khách hàng.
Như vậy, tổng giá trị khách hàng thanh toán đã được trừ phần chiết khấu thương mại. Nên khi hạch toán, không thể hiện phần chiết khấu này.
Hạch toán
Bên bán hạch toán:
Nợ 111, 112, 131: Tổng giá trị
Có 511: Tổng số tiền chưa thuế (Đã trừ phần chiết khấu)
Có 331: Thuế GTGT
Bên mua hạch toán:
Nợ 156: Giá trị trên hóa đơn (chưa bao gồm thuế)
Nợ 1331: Thuế GTGT được khấu trừ
Có 111, 112, 331: Tổng giá trị phải thanh toán
Trường hợp 2: Tiền chiết khấu được trừ trên hóa đơn lần mua cuối cùng hoặc kỳ sau
Ở các lần mua trước, kế toán ghi hóa đơn theo giá niêm yết (giá chưa chiết khấu). Số tiền chiết khấu được chỉnh trên hóa đơn bán hàng ở lần mua cuối cùng hoặc kỳ sau.
Ở trường hợp này, có hai trường hợp xãy ra:
- Số tiền chiết khấu nhỏ hơn giá trị hóa đơn cuối cùng => Trừ trực tiếp giá trị chiết khấu vào hóa đơn đó.
Hạch toán:
Bên bán hạch toán:
Hóa đơn lần 1 thì hạch toán bình thường.
Hóa đơn tiếp theo thì hạch toán
Nợ 111, 112, 131: Tổng giá trị
Có 511: Tổng số tiền chưa thuế (Đã trừ phần chiết khấu)
Có 331: Thuế GTGT
Bên mua hạch toán:
Nợ 156: Giá trị trên hóa đơn (chưa bao gồm thuế)
Nợ 1331: Thuế GTGT được khấu trừ
Có 111, 112, 331: Tổng giá trị phải thanh toán
- Số tiền chiết khấu lớn hơn giá trị hóa đơn cuối cùng => Lập hóa đơn khác thể hiện.
Hạch toán:
Bên bán hạch toán:
Hóa đơn lần 1 thì hạch toán bình thường.
Hóa đơn tiếp theo thì hạch toán
Nợ 521: Tiền chiết khấu
Nợ 331: Thuế GTGT
Có 111, 112, 131: Tổng số tiền chiết khấu
Bên mua hạch toán:
Nợ 331, 111, 112: Tổng số tiền chiết khấu
Có 131: Thuế GTGT
Có 156: Tiền chiết khấu
Trường hợp 3: Số tiền chiết khấu được lập hóa đơn điều chỉnh khi kết thúc chương trình
Với trường hợp này, kế toán lập hóa đơn theo giá niêm yết (giá chưa chiết khấu). Sau khi kết thúc chương trình thì lập thêm một hóa đơn điều chỉnh số tiền và số thuế cho khách hàng.
Hạch toán:
Bên bán hạch toán:
Hóa đơn lần 1 thì hạch toán bình thường.
Hóa đơn tiếp theo thì hạch toán
Nợ 521: Tiền chiết khấu
Nợ 331: Thuế GTGT
Có 111, 112, 131: Tổng số tiền chiết khấu
Bên mua hạch toán:
Nợ 331, 111, 112: Tổng số tiền chiết khấu
Có 131: Thuế GTGT
Có 156: Tiền chiết khấu
Nếu doanh nghiệp khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp
Trong trường hợp này, doanh nghiệp hạch toán như sau:
Bên bán hạch toán:
Nợ 521, 511: Tổng số tiền chiết khấu
Có 111, 112, 131: Tổng số tiền chiết khấu
Trên đây là những hướng dẫn về hạch toán chiết khấu thanh toán theo thông tư 200. Bạn có thể tham khảo áp dụng nhé!
Chúc bạn thành công!
The post Cách hạch toán chiết khấu thanh toán theo thông tư 200 appeared first on Kế Toán MVB | Dịch Vụ kế toán tại Hà Nội | Uy tín - Chất lượng.
source https://ketoanmvb.com/cach-hach-toan-chiet-khau-thanh-toan-theo-thong-tu-200.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét