Mức đóng bảo hiểm xã hội hiện tại là bao nhiêu? Được quy định như thế nào? Rất nhiều người đang thắc mắc về điều này. Nếu bạn cũng vậy, đọc ngay bài viết dưới đây của Kế Toán MVB. Dịch vụ kế toán tại Hà Nội sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết nhất đấy.
Căn cứ tính bảo hiểm xã hội trong năm 2020
Để tính được BHXH cho các cá nhân, cần căn cứ vào những văn bản pháp luật sau:
Luật số 58/2014/QH13 được ban hành vào năm 2014 và có hiệu lực từ 01/01/2016. Trong đó có quy định đầy đủ về chế độ, chính sách BHXH.
Thông tư số 59/2015/TT-BHĐTBHX: Thông tư này thông báo về những chế độ ốm đau, thai sản, hưu trí, tử tuất… Cùng với đó là điều kiện tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc.
Nghị định số 44/2017/NĐ-CP. Đây là nghị định quy định mức đóng BH hàng tháng, phương thức đóng Bh bắt buộc của người lao động vào quỹ tai nạn, quỹ bệnh nghề nghiệp.
Quyết định số 595 của BHXH. Theo đó, quy định quy trình thu các loại bảo hiểm. Đồng thời có quy trình cấp sổ bảo hiểm, thẻ bảo hiểm. Trong QĐ này cũng chỉ rõ mức đóng và tỷ lệ trích đóng các khoản bảo hiểm.
Quyết định số 888 của bảo hiểm xã hội. Đây là quyết định sửa đổi quy trình đã nêu trong quyết định 595.
Nghị định số 143 của chính phủ: Quy định chi tiết về các đối tượng cùng mức đóng BHXH bắt buộc. NĐ này được áp dụng với người lao động là công dân nước ngoài đang làm việc, hưởng lương tại Việt Nam.
Quyết định số 166 của BHXH thông báo quy trình giải quyết việc hưởng các chế độ trong BHXH. Từ đó, thực hiện chi trả các loại bảo hiểm hiệu quả nhất.
Mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội là bao nhiêu?
Điều này cũng khiến rất nhiều cá nhân thắc mắc. Tùy từng trường hợp, mức đóng là khác nhau.
Mức đóng bảo hiểm xã hội đối với khối hành chính sự nghiệp
Tiền lương do nhà nước quy định thì tiền lương hàng tháng đóng BHXH bắt buộc chính là tiền lương theo ngạch, bậc hoặc cấp bậc của người lao động. Mức đóng bao gồm cả các khoản phụ cấp chức vụ, thâm niên, nghề nghiệp, vượt khung… Tiền lương này được xác định theo mức cơ sở. Trong đó bao gồm cả hệ số chênh lệch được tính bảo lưu theo quy định cụ thể của pháp luật.
Đối với doanh nghiệp
Với các doanh nghiệp, mức đóng bảo hiểm xã hội sẽ do đơn vị quyết định. Trong đó, tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc chính là lương, phụ cấp lương cùng với những khoản bổ sung khác. Trong đó, thông tin cụ thể về các khoản như sau:
Mức lương
Mức lương được ghi và tính theo thời gian của công việc hoặc chức danh theo thang lương. Bảng lương này sẽ do người sử dụng lao động xây dựng. Nó cần đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật cùng tình hình của công ty. Cùng với đó, bảng lương này cũng phụ thuộc vào thỏa thuận của người lao động với người sử dụng lao động.
Trong trường hợp người lao động hưởng lương theo sản phẩm hay lương khoán, cách ghi bảng lương cũng khác. Trong đó, nêu cụ thể mức lương tính theo thời gian để xác định đơn giá sản phẩm, lương khoán của người lao động một cách thật cụ thể. Mức lương chính là căn cứ quan trọng để đóng bảo hiểm
Mức đóng bảo hiểm xã hội: Phụ cấp lương của người lao động
Cần ghi cụ thể các khoản phụ cấp lương mà hai bên đã thỏa thuận với nhau. Cụ thể cần nêu ra như sau:
Các khoản phụ cấp bù đắp yếu tố về điều kiện lao động. Như tính chất phức tạp của doanh nghiệp, điều kiện sinh hoạt khó khăn, mức độ thu hút lao động…
Những khoản phụ cấp lương gắn liền với quá trình làm việc.
Các khoản bổ sung khác
Các khoản bổ sung xác định mức tiền cụ thể mà hai bên đã cùng nhau thỏa thuận.
Các khoản bổ sung không thể xác định số tiền cụ thể. Cùng với đó là mức lương thỏa thuận sẵn trong hợp đồng lao động của hai bên, trả thường xuyên hoặc không thường xuyên trong các kỳ của người lao động.
Một vài khoản khác liên quan tới mức đóng bảo hiểm xã hội
Ngoài những thông tin trên đây, còn một số khoản thu nhập khác liên quan tới mức đóng bảo hiểm của người lao động. Mời bạn cùng Ketoanmvb tìm hiểu cụ thể nhé.
Các khoản phải đóng bảo hiểm bắt buộc của người lao động
- Phụ cấp theo chức vụ, chức danh của từng người.
- Phụ cấp trách nhiệm, công việc nặng nhọc, nguy hiểm hay độc hại.
- Phụ cấp thâm niên làm việc.
- Phụ cấp khu vực, lưu động hay thu hút và những khoản phụ cấp có tính chất tương tự khác.
Các khoản không phải đóng bảo hiểm bắt buộc
Tiền lương, mức đóng bảo hiểm xã hội không bao gồm những khoản chế độ, phúc lợi khác. Như tiền thưởng và các khoản tương tự. Dưới đây Kế Toán MVB đã liệt kê và chia sẻ đến bạn những khoản đó nhé!
Quy định về các khoản không bắt buộc đã được chỉ rõ
- Tiền thưởng cho sáng kiến của người lao động.
- Tiền ăn giữa ca, tiền hỗ trợ điện thoại, xăng xe, đi lại cho người lao động.
- Khoản tiền hỗ trợ nhà ở hay giữ trẻ, phụ cấp nuôi con nhỏ.
- Tiền hỗ trợ người lao động có thân nhân gặp tai nạn dẫn đến tử vong, lao động có người thân kết hôn.
- Trợ cấp cho ngày sinh nhật của người lao động.
- Trợ cấp cho người lao động có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn sau khi gặp bệnh nghề nghiệp hay tai nạn lao động.
- Những khoản hỗ trợ khác, trợ cấp khách doanh nghiệp, công ty dành cho người lao động.
Mời bạn tham khảo thêm: Dịch vụ bảo hiểm xã hội – lao động – tiền lương
Những lưu ý về mức lương thấp nhất để đóng bảo hiểm xã hội 2020
Trong năm 2020, mức lương tối thiểu để đóng BHXH là bao nhiêu? Những lưu ý dưới đây sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn trong việc xác định thông tin này đấy.
Trường hợp 1: Không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng
Đây là tiêu chí khi xét với người lao động làm những công việc, chức danh đơn giản nhất trong điều kiện lao động thông thường. Bắt đầu từ 01/01/20120, mức lương tối thiểu vùng đã được nâng lên. Cần chú ý để xác định mức đóng bảo hiểm xã hội cụ thể với từng trường hợp:
- Vùng 1: Từ 4.18 triệu lên 4.42 triệu/ tháng.
- Vùng 2: Tăng từ 3.71 triệu lên 3.92 triệu đồng/ tháng.
- Vùng 3: Tăng từ 3.25 triệu lên 3.43 triệu đồng/ tháng.
- Vùng 4: Tăng từ 2.92 triệu lên 3.07 triệu đồng/ tháng.
Trường hợp 2: Mức đóng bảo hiểm xã hội cao hơn ít nhất so với lương tối thiểu vùng
Mức đóng bảo hiểm xã hội liên quan chặt chẽ tới thu nhập tối thiểu vùng. Đây là trường hợp áp dụng với người lao động làm công việc chức danh phải qua học nghề, đào tạo. Những lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề cũng nằm trong diện này. Khi đó, mức đóng BHXH tối thiểu sẽ được tính theo công thức sau:
Mức đóng tối thiểu = mức lương tối thiểu của vùng x (1 + 7%)
Mọi người cần thực hiện tính toán cụ thể, chi tiết. Từ đó, nắm được mức lương tối thiểu tham gia bảo hiểm y tế của từng người lao động trong điều kiện của họ.
Mức tiền lương cao nhất để tham gia bảo hiểm xã hội 2020
Mức lương cơ bản thay đổi cùng khiến mức cao nhất đóng BHXH cũng thay đổi theo. Cụ thể như sau:
- BHXH và bảo hiểm y tế: Mức lương đóng không được cao hơn 20 lần so với mức lương tối thiểu chung.
- Bảo hiểm thất nghiệp: Không được cao hơn so với 20 lần mức lương tối thiểu của từng khu vực.
Qua bài viết này Ketoanmvb – Dịch vụ kế toán tại Hà Nội đã cùng bạn tìm hiểu về mức đóng BHXH mới nhất theo tiêu chuẩn năm 2020. Trong trường hợp có bất kỳ thắc mắc gì, đừng ngại liên hệ ngay đến Kế Toán MVB. Các chuyên viên của chúng tôi sẽ nhanh chóng tư vấn và mang tới cho bạn những lời khuyên tốt nhất đấy.
Liên Hệ:
- Địa chỉ: P106 – A13 – Đường 800A – P. Nghĩa Đô – Q. Cầu Giấy – Hà Nội
- Phone: 0965900818 – 0947760868
- Email: ketoanmvb@gmail.com
The post Các mức đóng bảo hiểm xã hội năm 2020 appeared first on Kế Toán MVB | Dịch Vụ kế toán tại Hà Nội | Uy tín - Chất lượng.
Click here for more...
from #Bangladesh #News aka Bangladesh News Now!!!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét