Để tìm hiểu về các loại hồ sơ và quy định về cách đăng ký mã số thuế cá nhân đối với người nước ngoài làm việc ở Việt Nam nói chúng cũng như tại thủ đô Hà Nội nói riêng trong năm 2020. Mời bạn cùng Ketoanmvb on Blogspot tìm hiểu chi tiết trong bài viết này:
Hồ sơ mở mã số thuế cá nhân cho người nước ngoài tại Việt Nam
Hiện nay có rất nhiều người nước ngoài tìm đến KetoanMVB - http://ketoanmvb.mystrikingly.com/blog/mo-ma-so-thue-ca-nhan-cho-nguoi-nuoc-ngoai để tư vấn về dịch vụ mở mã số thuế cá nhân cho họ. Vậy thủ tục hồ sơ đăng ký MST bao gồm những giấy tờ cần thiết sau:Bản sao hộ chiếu (Photocopy Passport) của người nước ngoài
Tờ khai đăng ký thuế theo mẫu số 05-ĐK-TCT:
- Họ và tên người nước ngoài đăng ký mở MST cá nhân: Yêu cầu ghi đầy đủ họ tên bằng chữ in HOA.
- Ngày, tháng, năm sinh của người đăng ký thuế.
- Giới tính của người đăng ký: Đánh dấu vào ô giới tính nam hoặc nữ.
- Quốc tịch cá nhân: Ghi rõ ràng quốc tịch.
- Số giấy tờ chứng thực của cá nhân: Ghi tất cả các loại giấy tờ mà người đăng ký thuế đó có.
- Địa chỉ của người đó đăng ký theo hộ khẩu: Ghi rõ ràng thông tin về địa chỉ mà được ghi trên sổ hộ khẩu.
- Địa chỉ cư trú: Ghi rõ thông tin về địa chỉ hiện tại của người đăng ký thuế.
- Điện thoại liên hệ, email: Ghi địa chỉ mail, số điện thoại nếu có.
- Cơ quan chi trả thu nhập lương tại thời điểm làm đăng ký: Ghi đầy đủ thông tin công ty, doanh nghiệp chi trả lương hiện đang công tác tại thời điểm đăng ký nếu có.
Quy định mở mã số thuế cá nhân cho người nước ngoài tại Việt Nam
Người nước ngoài đang sinh sống làm việc tại Việt Nam. Hoặc người đang cư trú ở tại thủ đô Hà Nội thì quy định để mở mã số thuế cá nhân sẽ dựa vào thông tư số: 111/2013/TT-BTC của Bộ Tài Chính:Cá nhân cư trú là người đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:
a) Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam, trong đó ngày đến và ngày đi được tính là một (01) ngày. Ngày đến và ngày đi được căn cứ vào chứng thực của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh trên hộ chiếu (hoặc giấy thông hành) của cá nhân khi đến và khi rời Việt Nam. Trường hợp nhập cảnh và xuất cảnh trong cùng một ngày thì được tính chung là một ngày cư trú.
Cá nhân có mặt tại Việt Nam theo hướng dẫn tại điểm này là sự hiện diện của cá nhân đó trên lãnh thổ Việt Nam.
Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam theo một trong hai trường hợp sau:
b.1) Có nơi ở thường xuyên theo quy định của pháp luật về cư trú:
b.1.1) Đối với công dân Việt Nam: nơi ở thường xuyên là nơi cá nhân sinh sống thường xuyên, ổn định không có thời hạn tại một chỗ ở nhất định và đã đăng ký thường trú theo quy định của pháp luật về cư trú.
b.1.2) Đối với người nước ngoài: nơi ở thường xuyên là nơi ở thường trú ghi trong Thẻ thường trú hoặc nơi ở tạm trú khi đăng ký cấp Thẻ tạm trú do cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Công an cấp.”
b.2) Có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở, với thời hạn của các hợp đồng thuê từ 183 ngày trở lên trong năm tính thuế, cụ thể như sau:
b.2.1) Cá nhân chưa hoặc không có nơi ở thường xuyên theo hướng dẫn tại điểm b.1, khoản 1, Điều này nhưng có tổng số ngày thuê nhà để ở theo các hợp đồng thuê từ 183 ngày trở lên trong năm tính thuế cũng được xác định là cá nhân cư trú, kể cả trường hợp thuê nhà ở nhiều nơi.
b.2.2) Nhà thuê để ở bao gồm cả trường hợp ở khách sạn, ở nhà khách, nhà nghỉ, nhà trọ, ở nơi làm việc, ở trụ sở cơ quan,… không phân biệt cá nhân tự thuê hay người sử dụng lao động thuê cho người lao động.
Bài viết được tham khảo tại: https://ketoanmvb.com/cach-dang-ky-mo-ma-so-thue-ca-nhan-cho-nguoi-nuoc-ngoai.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét