Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế
– Đối với hành vi vi phạm thủ tục thuế thì thời hiệu xử phạt là 02 năm kể từ ngày thực hiện hành vi vi phạm.
– Đối với hành vi trốn thuế chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn, không thu thì thời hiệu xử phạt là 05 năm kể từ ngày thực hiện hành vi vi phạm.
Lưu ý: Quá thời hiệu xử phạt thì người nộp thuế không bị xử phạt nhưng vẫn phải nộp đủ số tiền thuế thiếu, số tiền thuế trốn, số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn, không thu không đúng, tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước trong thời hạn 10 năm trở về trước kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm. Trường hợp người nộp thuế không đăng ký thuế thì phải nộp đủ số tiền thuế thiếu, số tiền thuế trốn, tiền chậm nộp cho toàn bộ thời gian trở về trước kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm.
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm thủ tục thuế được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế, Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu thuộc Tổng cục Hải quan có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi sau:
– Hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn, không thu;
– Hành vi trốn thuế;
– Hành vi vi phạm của ngân hàng thương mại, người bảo lãnh nộp tiền thuế trong lĩnh vực quản lý thuế;
– Hành vi vi phạm của tổ chức, cá nhân có liên quan trong lĩnh vực quản lý thuế.
Hình thức xử phạt, mức phạt tiền và biện pháp khắc phục hậu quả
Các hình thức xử phạt bao gồm:
– Cảnh cáo;
– Phạt tiền. Mức phạt tiền được quy định như sau:
- Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm thủ tục thuế thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
- Phạt 10% tính trên số tiền thuế khai thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc số tiền thuế khai tăng trong trường hợp được miễn, giảm, hoàn, không thu thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu mà người nộp thuế tự phát hiện và khai bổ sung sau thời điểm cơ quan hải quan thông báo việc kiểm tra trực tiếp hồ sơ hải quan đối với hàng hóa đang làm thủ tục hải quan hoặc sau thời hạn 60 ngày kể từ ngày thông quan và trước thời điểm cơ quan hải quan quyết định kiểm tra sau thông quan, thanh tra đối với hàng hóa đã được thông quan;
- Phạt 20% tính trên số tiền thuế khai thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc số tiền thuế khai tăng trong trường hợp được miễn, giảm, hoàn, không thu thuế khi cơ quan hải quan phát hiện trong quá trình làm thủ tục hải quan; phát hiện khi thanh tra đối với hàng hóa đã thông quan, kiểm tra sau thông quan và cá nhân, tổ chức vi phạm đã tự nguyện khắc phục hậu quả bằng cách nộp đủ số tiền thuế phải nộp theo quy định; Các trường hợp khác và cá nhân, tổ chức vi phạm đã tự nguyện khắc phục hậu quả bằng cách nộp đủ số tiền thuế phải nộp.
- Phạt từ 01 lần đến 03 lần số tiền thuế trốn đối với hành vi trốn thuế.
Các biện pháp khắc phục hậu quả bao gồm:
– Buộc nộp đủ số tiền thuế trốn, thiếu;
– Buộc nộp đủ số tiền đã miễn, giảm, hoàn, không thu thuế không đúng.
Miễn tiền phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế
– Người nộp thuế bị phạt tiền do vi phạm hành chính về quản lý thuế mà bị thiệt hại trong trường hợp bất khả kháng thì được miễn tiền phạt. Tổng số tiền miễn phạt tối đa không quá giá trị tài sản, hàng hóa bị thiệt hại.
– Không miễn tiền phạt đối với các trường hợp đã thực hiện xong quyết định xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan quản lý thuế hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Trên đây là nội dung bài viết Xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế theo Luật quản lý thuế 2019. Nếu có vướng mắc trong quá trình giải quyết hãy liên hệ ngay với Kế Toán MVB để được tư vấn nhanh nhất.
The post Xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế theo Luật quản lý thuế 2019 appeared first on Kế Toán MVB | Dịch Vụ kế toán tại Hà Nội | Uy tín - Chất lượng.
source https://ketoanmvb.com/xu-phat-vi-pham-hanh-chinh-ve-quan-ly-thue-theo-luat-quan-ly-thue-2019.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét