Hóa đơn xuất khẩu hàng hóa được viết như thế nào? Kinh tế mở cửa, các hoạt động xuất nhập khẩu ngày càng phát triển mạnh. Doanh nghiệp cần nắm vững các quy định về cách viết hóa đơn đầu ra đối với việc xuất khẩu hàng hóa, cách viết hóa đơn để kê khai thuế GTGT (VAT) hay hóa đơn thương mại nhằm đảm bảo cho các giao dịch được thực hiện thuận lợi, hợp lệ và hợp pháp…
Cách viết hóa đơn đầu ra xuất khẩu đúng quy định.
Tìm hiểu các loại hóa đơn đầu ra của hàng xuất khẩu
Theo Công văn số 11352/BTC-TCHQ, Bộ Tài Chính quy định:
-
- Đối với hàng hóa xuất khẩu ra nước ngoài, Bộ Tài Chính quy định sử dụng hóa đơn thương mại thay thế hóa đơn xuất khẩu.
-
- Trường hợp doanh nghiệp nội địa xuất khẩu hàng hóa vào khu vực phi thuế quan: Sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng hoặc hóa đơn bán hàng theo quy định tại Thông tư số 39/2014/TT-BTC.
Theo Khoản 2, Điều 3, Thông tư 39/2014/TT-BTC về các loại hóa đơn:
-
- Hóa đơn giá trị gia tăng: Sử dụng cho các tổ chức kê khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ trong các hoạt động:
+ Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trong phạm vi nội địa.
+ Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu.
+ Hoạt động xuất khẩu hàng hóa và cung ứng dịch vụ ra nước ngoài.
-
- Hóa đơn bán hàng sử dụng cho các đối tượng:
+ Tổ chức, cá nhân trong khu vực phi thuế quan khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ phạm vi nội địa và khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ giữa các tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan với nhau, xuất khẩu hàng hóa, cung ứng dịch vụ ra nước ngoài.
Sử dụng hóa đơn thương mại thay thế cho hóa đơn xuất khẩu.
Hướng dẫn viết hóa đơn thương mại đối với hàng xuất khẩu
Để viết hóa đơn thương mại xuất khẩu, kế toán lưu ý một số tiêu thức như sau:
-
- Tên người xuất khẩu/gửi hàng: Ghi đầy đủ họ tên và địa chỉ, quốc gia xuất khẩu.
-
- Tên người nhập khẩu/nhận hàng: Ghi tên công ty, địa chỉ và thông tin liên hệ (số điện thoại).
-
- Số hóa đơn, ngày phát hành: Bắt buộc phải ghi đầy đủ để làm thủ tục hải quan.
-
- Mô tả chi tiết sản phẩm: Ghi tên thông thường của sản phẩm, cấp hạng hoặc chất lượng, mã hiệu, số hiệu và ký hiệu hàng hóa khi lưu thông trên thị trường nội địa nước xuất khẩu.
-
- Số lượng kiện: Ghi tổng số lượng kiện của lô hàng.
-
- Ghi giá của từng mặt hàng và loại tiền sử dụng.
-
- Phương thức vận chuyển: Đường không hoặc đường biển.
-
- Điều khoản giao hàng: Ghi rõ theo bản Incoterm nào (ví dụ 2000 hoặc 2010,…).
-
- Điều khoản thanh toán: Ghi TT, TTR, LC, No Payment và ghi đồng tiền thanh toán như USD, EUR, JPY,…
-
- Các thông tin khác: Ghi rõ các khoản nư cước phí vận tải, chi phí bao bì, đóng gói,…
Cách viết hóa đơn giá trị gia tăng dành cho hàng hóa xuất khẩu
Thời điểm lập hóa đơn GTGT xuất khẩu
Theo Điều 2, Thông tư 26/2015/TT-BTC:
-
- Ngày lập hóa đơn thương mại đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu được xác định là ngày xuất hàng hóa ra khỏi kho.
-
- Tỷ giá giao dịch thực tế để hạch toán doanh thu là tỷ giá mua vào của Ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp mở tài khoản.
-
- Tỷ giá giao dịch thực tế để hạch toán chi phí: Là tỷ giá bán ra của Ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp mở tài khoản tại thời điểm phát sinh thanh toán ngoại tệ.
Xác định thời điểm lập hóa đơn GTGT xuất khẩu theo đúng quy định.
Theo thông tư 39/2014/TT-BTC, có 3 trường hợp xác định thời điểm lập hóa đơn xuất khẩu như sau:
-
- Trường hợp 1: Nếu thời điểm hàng được xuất khẩu được xác định theo thời điểm kê khai trong tờ khai hải quan, căn cứ theo Điểm a, Khoản 2, Điều 16, Thông tư 39/2014/TT-BTC, ngày lập hóa đơn sẽ là ngày lập tờ khai hải quan.
-
- Trường hợp 2: Thời điểm hàng xuất khẩu khác thời điểm lập trong tờ khai hải quan nhưng được xác định là thời điểm lập hóa đơn, ngày lập hóa đơn xuất khẩu được xác định theo Điểm a, Khoản 2, Điều 16, Thông tư 39/2014/TT-BTC.
-
- Trường hợp 3: Thời điểm hàng xuất khẩu khác thời điểm lập lập hóa đơn và thời điểm kê khai hải quan. Trường hợp này được xét là lập hóa đơn sai thời điểm.
Mã số thuế và thuế suất dành cho hàng xuất khẩu
Trên hóa đơn GTGT hàng xuất khẩu, kế toán cần lưu ý gạch ngang phần mã số thuế người mua, phần thuế suất sẽ ghi như khi xuất hóa đơn thông thường.
Tiền tệ trên hóa đơn đầu ra xuất khẩu
Theo Điểm e, Khoản 2, Điều 16, Thông tư 39/2014/TT-BTC, quy định về tiền tệ trên hóa đơn GTGT xuất khẩu như sau:
-
- Tổng số tiền thanh toán: Ghi bằng nguyên tệ.
-
- Mục số tiền bằng chữ: Ghi bằng tiếng Việt.
-
- Tỷ giá: Ghi tỷ giá ngoại tệ theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm lập hóa đơn.
-
- Nếu đồng ngoại tệ không có tỷ giá với đồng Việt Nam thì ghi tỷ giá chéo với một loại ngoại tệ được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố.
Trên đây là hướng dẫn viết hóa đơn đầu ra xuất khẩu. Kế toán cần lưu ý các quy định nhằm sử dụng đúng loại hóa đơn và viết đúng các tiêu thức quan trọng trên hóa đơn.
Ketoanmvb – Dịch vụ kế toán trọn gói giá rẻ cho công ty.
The post Cách viết hóa đơn đầu ra đối với hàng xuất khẩu appeared first on Dịch Vụ kế toán tại Hà Nội | Uy tín - Chất lượng | KetoanMVB.
source https://ketoanmvb.com/cach-viet-hoa-don-dau-ra-doi-voi-hang-xuat-khau.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét