Nếu bạn đang thắc mắc chứng từ thu phí dịch vụ ngân hàng là gì hay khi lập và sử dụng chứng từ dùng cho thu phí dịch vụ ngân hàng cần lưu ý các quy định gì? Đừng bỏ qua bài viết của Kế Toán MVB dưới đây để cập nhật cho mình những thông tin chi tiết nhất về các quy định liên quan đến việc thu phí dịch vụ ngân hàng mới nhất 2020.
1. Chứng từ thu phí dịch vụ ngân hàng là gì?
Hiện nay, các ngành hàng không, hàng hải hay ngân hàng khi cung cấp dịch vụ đều đã sử dụng chứng từ theo đúng chuẩn thông lệ quốc tế. Chẳng hạn như: vé hàng không in theo tiêu chuẩn Hiệp hội hàng không quốc tế (ATA), chứng từ thu phí dịch vụ ngân hàng được in từ máy tính theo đúng tiêu chuẩn của các ngân hàng quốc tế,…
Các chứng từ này hiện đều được khách hàng chấp nhận thanh toán và được coi là cơ sở để các ngành ngân hàng hay hàng không, hàng hải hạch toán doanh thu.
Thực tế, trước đây các chứng từ này không được công nhận là hóa đơn nên các ngân hàng, hàng không, hàng hải vẫn phải lập thêm hóa đơn để tiến hành khai thuế. Tuy nhiên, điều này không chỉ gây bất tiện mà còn rất tốn kém thời gian và chi phí cho các doanh nghiệp. Do đó, Bộ Tài chính hiện đã công nhận các chứng từ thu phí ngân hàng hay các chứng từ vận tải quốc tế khác, được lập theo đúng thông lệ quốc tế, chính là một loại hình hóa đơn, được dùng trực tiếp cho việc kê khai thuế được dễ dàng, nhanh chóng.
Như vậy, chứng từ dùng để thu phí dịch vụ ngân hàng chính là các chứng từ thể hiện, ghi nhận các khoản thu của ngân hàng đối với khách hàng có sử dụng dịch vụ thanh toán, chính là giá hoặc phí để thực hiện dịch vụ thanh toán chưa có thuế GTGT.
2. Các loại hình dịch vụ thanh toán ngân hàng sẽ thu phí dịch vụ
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 của Quyết định số 448/2000/QĐ-NHNN2 do Ngân hàng Nhà nước ban hành, các phí thu dịch vụ ngân hàng sẽ bao gồm các loại hình sau:
- Phí cung ứng các phương tiện thanh toán như: séc, thẻ ngân hàng, uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi và những phương tiện khác nhằm dùng cho việc thực hiện các giao dịch thanh toán qua ngân hàng theo đúng các quy định về chế độ thanh toán hiện hành.
- Phí dịch vụ thanh toán trong nước cho khách hàng bao gồm: Dịch vụ thanh toán cho các khách hàng mở tài khoản ở khác đơn vị ngân hàng (sở giao dịch hay chi nhánh); chuyển tiền cấp phát kinh phí, điều chuyển vốn; chuyển tiền đến ngân hàng khác; trả lương vào tài khoản; yêu cầu hủy hoặc sử việc chuyển tiền; phí thu hộ hay chi hộ trong nước; hoặc các dịch vụ thanh toán trong nước cho các khách hàng phù hợp với quy định của pháp luật.
- Phí dịch vụ thanh toán quốc tế cho khách hàng. Cụ thể: phí chuyển tiền ra nước ngoài; nhận tiền từ nước ngoài chuyển đến; thu hộ hay chi hộ với nước ngoài (nhận, xử lý hay gửi các chứng từ đi nước ngoài, nhờ thu và thanh toán kết quả nhờ thu); phí các dịch vụ thanh toán khác với các nước có ngân hàng được phép thực hiện theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Ngoài ra, tại Điều 7 của Quyết định này, Ngân hàng Nhà nước đã quy định các trường hợp không được lập chứng từ thu phí dịch vụ ngân hàng với các trường hợp sau:
- Các khoản thanh toán trực tiếp giữa khách hàng với ngân hàng, nơi mở tài khoản trả nợ, trả lãi, trả phí dịch vụ, trả tiền mua giấy tờ in hoặc phương tiện thanh toán.
- Các khoản vay – trả giữa các tổ chức tín dụng khi tham gia vào thị trường liên Ngân hàng.
3. Cách tính thuế và thu thuế GTGT khi tiến hành thu phí dịch vụ ngân hàng
Khi tiến hành tính thuế hay thu thuế GTGT với các chứng từ dùng trong thu phí dịch vụ ngân hàng thì các ngân hàng cần lưu ý những điều sau:
- Ngân hàng Nhà nước không được tính thu thuế giá trị gia tăng khi tiến hành thu phí dịch vụ thanh toán.
- Các tổ chức tín dụng sẽ được tính cộng thuế giá trị gia tăng khi tiến hành thu phí dịch vụ thanh toán theo đúng như quy định của Bộ Tài chính.
4. Quy định đồng tiền và chứng từ được sử dụng thu phí dịch vụ ngân hàng
4.1 Quy định về đồng tiền
Khi phải sử dụng đến chứng từ dùng để thu phí dịch vụ ngân hàng thì đồng tiền sử dụng khi thanh toán dịch vụ trong nước là Đồng Việt Nam. Còn đối với các dịch vụ thanh toán với nước ngoài thì sẽ được thực hiện bằng ngoại tệ như Đô la Mỹ (USD) hoặc các ngoại tệ khác theo đúng như thỏa thuận với ngân hàng phục vụ mình và phù hợp với pháp luật về quản lý ngoại hối.
Ngoài ra, các giao dịch thanh toán trong nước cũng được phép sử dụng ngoại tệ hoặc các dịch vụ thanh toán nước ngoài cũng được sử dụng Đồng Việt Nam theo đúng quy định pháp luật.
4.2 Quy định về chứng từ
Hiện nay, chứng từ sử dụng để thu phí dịch vụ thanh toán của Ngân hàng Nhà nước không có các yếu tố về thuế. Còn các chứng từ thu phí dịch vụ thanh toán của tổ chức tín dụng sẽ phải tuân thủ theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính về hóa đơn, chứng từ GTGT.
Như vậy, bài viết trên đây đã giải đáp đến bạn các quy định liên quan đến chứng từ dùng để thu phí dịch vụ ngân hàng mới nhất 2020.
Mọi thắc mắc về chứng từ thu phí dịch vụ ngân hàng hoặc để được tư vấn về dịch vụ hóa đơn điện tử mời bạn vui lòng liên hệ ngay Kế toán MVB qua hotline 0947760868 – 0965900818
The post Các quy định liên quan đến chứng từ thu phí dịch vụ ngân hàng mới nhất 2020 appeared first on Kế Toán MVB | Dịch Vụ kế toán tại Hà Nội | Uy tín - Chất lượng.
source https://ketoanmvb.com/cac-quy-dinh-lien-quan-den-chung-tu-thu-phi-dich-vu-ngan-hang-moi-nhat-2020.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét