Trốn thuế gian lận thuế từ việc sử dụng hóa đơn bất hợp pháp là gì?
Căn cứ vào kết luận của công văn số 568/TCT-CS, do Tổng Cục Thuế ban hành ngày 26 tháng 02 năm 2014, thì:
Nếu trường hợp doanh nghiệp sử dụng hóa đơn bất hợp pháp hoặc sử dụng bất hợp pháp hóa đơn mà dẫn đến hành vi trốn thuế, gian lận thuế theo quy định tại Điều 108 của Luật Quản lý thuế thì doanh nghiệp chỉ bị xử lý về hành vi trốn thuế, gian lận thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế, Nghị định số 98/2007/NĐ-CP, Nghị định số 129/2013/NĐ-CP, Thông tư số 61/2007/TT-BTC, Thông tư số 166/2013/TT-BTC nêu trên, không bị xử lý về hành vi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp hoặc sử dụng bất hợp pháp hóa đơn theo quy định của Luật Quản lý thuế, Nghị định số 51/2010/NĐ-CP , Nghị định số 109/2013/NĐ-CP, Thông tư số 10/2014/TT-BTC nêu trên.
Vậy hành vi trốn thuế gian lận thuế sẽ bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ vào điểm điểm b, khoản 1 và khoản 2, 3, 4, 5 và 6 Thông tư 166/2013/TT-BTC thì mức phạt của hành vi trốn thuế gian lận thuế sẽ bị xử phạt như sau:
1. Phạt tiền 1 lần tính trên số thuế trốn, số thuế gian lận đối với người nộp thuế vi phạm lần đầu (trừ các trường hợp bị xử phạt đối với hành vi khai sai dẫn đến thiếu thuế tại Khoản 1 Điều 12 Thông tư này) hoặc vi phạm lần thứ hai mà có từ hai tình tiết giảm nhẹ trở lên khi có một trong các hành vi vi phạm sau đây:
b) Sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp; sử dụng bất hợp pháp hóa đơn, chứng từ; hóa đơn không có giá trị sử dụng để kê khai thuế làm giảm số thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế được miễn, giảm.
2. Phạt tiền 1,5 lần tính trên số thuế trốn đối với người nộp thuế khi có một trong các hành vi trốn thuế, gian lận thuế quy định tại Khoản 1 Điều này trong các trường hợp: vi phạm lần đầu, có tình tiết tăng nặng hoặc vi phạm lần thứ hai, có một tình tiết giảm nhẹ.
3. Phạt tiền 2 lần tính trên số thuế trốn đối với người nộp thuế khi có một trong các hành vi trốn thuế, gian lận thuế quy định tại Khoản 1 Điều này trong các trường hợp: vi phạm lần thứ hai mà không có tình tiết giảm nhẹ hoặc vi phạm lần thứ ba và có một tình tiết giảm nhẹ.
4. Phạt tiền 2,5 lần tính trên số thuế trốn đối với người nộp thuế khi có một trong các hành vi trốn thuế, gian lận thuế quy định tại Khoản 1 Điều này trong các trường hợp: vi phạm lần thứ hai mà có một tình tiết tăng nặng hoặc vi phạm lần thứ ba mà không có tình tiết giảm nhẹ.
5. Phạt tiền 3 lần tính trên số tiền thuế trốn đối với người nộp thuế khi có một trong các hành vi trốn thuế, gian lận thuế quy định tại Khoản 1 Điều này trong các trường hợp: vi phạm lần thứ hai mà có từ hai tình tiết tăng nặng trở lên hoặc vi phạm lần thứ ba có tình tiết tăng nặng hoặc vi phạm từ lần thứ tư trở đi.
6. Các hành vi trốn thuế, gian lận thuế bị xử phạt quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều này còn bị buộc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là nộp đủ số tiền thuế trốn, gian lận vào ngân sách nhà nước.
Số tiền thuế trốn, gian lận theo quy định tại Điều này là số tiền thuế phải nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật mà người nộp thuế bị cơ quan có thẩm quyền phát hiện và xác định trong biên bản, kết luận kiểm tra, thanh tra.
Ví dụ về mức xử phạt đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế
Trong kỳ, công ty TNHH ABC có mua hàng của công ty Minh Quân và được xuất hóa đơn số 0000001 với số tiền 10.000.000 đồng. Nhưng tại thời điểm đó, do công ty Minh Quân không nộp tờ khai thuế và bị khóa mã số thuế nên hóa đơn GTGT của công ty Minh Quân không có giá trị sử dụng (hóa đơn bất hợp pháp).
Trong kỳ, công ty TNHH ABC có bán lô hàng do công ty Minh Quân giao và đã xuất hóa đơn cho khách hàng. Từ đó, phát sinh lợi nhuận là 20.000.000 đồng và nộp thuế TNDN với số tiền là: 4.000.000 đồng. Và phát sinh thuế GTGT phải nộp là 5.000.000 đồng. Và hóa đơn số 0000001 này được chi cục thuế quản lý phát hiện là hóa đơn bất hợp pháp và công ty TNHH ABC vi phạm lần đầu nên:
- Về thuế GTGT: công ty TNHH ABC phải nộp thêm số tiền thuế GTGT do bị xuất toán hóa đơn số 0000001 này với số tiền là 1.000.000 đồng. Cộng với số tiền phạt do vô tình vi phạm việc trốn, gian lận thuế GTGT là: 1.000.000 đồng. Cộng với mức phạt nộp chậm tiền thuế GTGT là 0.03%/ngày trên số tiền 1.000.000 đồng, kể từ tiếp theo ngày cuối cùng nộp tờ khai thuế GTGT của kỳ đó.
- Về thuế TNDN: do bị xuất toán toàn bộ giá vốn hàng hóa của hóa đơn 0000001, nên trong kỳ tính thuế này, công ty TNHH ABC phát sinh thêm lợi nhuận là: 10.000.000 đồng. Vì thế, số tiền thuế TNDN phải nộp thêm vào ngân sách nhà nước là: 2.000.000 đồng (10.000.000 đồng x 20%). Cộng với số tiền phạt do trốn thuế, gian lận thuế là: 2.000.000 đồng. Cộng với tiền phạt chậm nộp của số tiền thuế TNDN phát sinh là: 0.03%/ngày trên số tiền 2.000.000 đồng, tính từ ngày tiếp theo ngày cuối cùng của thời hạn tạm tính thuế TNDN.
Việc vô ý hay cố ý trốn thuế, gian lận thuế từ việc sử dụng hóa đơn bất hợp pháp sẽ mang lại những mức phạt rất cao. Từ đó, mang đến nhiều tổn thất cho doanh nghiệp.
Kế Toán MVB trân trọng kính chào!
The post Mức phạt trốn gian lận thuế từ việc sử dụng hóa đơn bất hợp pháp appeared first on Kế Toán MVB | Dịch Vụ kế toán tại Hà Nội | Uy tín - Chất lượng.
source https://ketoanmvb.com/muc-phat-tron-gian-lan-thue-tu-viec-su-dung-hoa-don-bat-hop-phap.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét