Độc quyền thương hiệu (nhãn hiệu, logo) là gì?
Làm thế nào để được sử dụng độc quyền thương hiệu
- Số lượng người tiêu dùng liên quan đã biết đến nhãn hiệu thông qua việc mua bán, sử dụng hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc thông qua quảng cáo;
- Phạm vi lãnh thổ mà hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu đã được lưu hành;
- Doanh số từ việc bán hàng hoá hoặc cung cấp dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc số lượng hàng hoá đã được bán ra, lượng dịch vụ đã được cung cấp;
- Thời gian sử dụng liên tục nhãn hiệu;
- Uy tín rộng rãi của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu;
- Số lượng quốc gia bảo hộ nhãn hiệu;
- Số lượng quốc gia công nhận nhãn hiệu là nổi tiếng;
- Giá chuyển nhượng, giá chuyển giao quyền sử dụng, giá trị góp vốn đầu tư của nhãn hiệu.
Tuy nhiên, việc chứng minh một thương hiệu nổi tiếng là hết sức khó khăn và hiện tại vẫn chưa có bất cứ một thương hiệu nào được chính thức công nhận là nổi tiếng tại Việt Nam.
Do đó, việc đăng ký bảo hộ để được độc quyền thương hiệu là điều kiện gần như bắt buộc đối với tất cả các cá nhân, doanh nghiệp có sử dụng thương hiệu.
Làm thế nào để đăng ký bảo hộ độc quyền thương hiệu, nhãn hiệu, logo?
Để đăng ký bảo hộ độc quyền thương hiệu, các cá nhân, doanh nghiệp phải nộp tờ khai đăng ký thương hiệu tại Cục Sở hữu Trí tuệ.
Sau khi tờ khai được nộp đúng với quy định, Cục Sở hữu Trí tuệ sẽ xem xét thương hiệu có đủ điều kiện bảo hộ hay không trước khi đưa ra quyết định bằng văn bản chấp nhận hay từ chối bảo hộ độc quyền cho thương hiệu.
Ai có thể nộp đơn đăng ký độc quyền thương hiệu?
Theo quy định tại Điều 87 Luật Sở hữu Trí tuệ thì cả tổ chức (bao gồm các loại hình doanh nghiệp, v.v.) và cá nhân đều có quyền đăng ký độc quyền thương hiệu do mình sử dụng.
Tại sao phải đăng ký độc quyền thương hiệu, nhãn hiệu, logo?
Lợi ích của việc đăng ký độc quyền thương hiệu:
- Tạo cơ sở pháp lý để doanh nghiệp được độc quyền sử dụng thương hiệu. Nếu thương hiệu đạt yêu cầu, Cục Sở hữu Trí tuệ sẽ cấp cho người nộp đơn (cá nhân hoặc doanh nghiệp) Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (Bằng độc quyền thương hiệu) và đây là tài liệu chứng minh cho việc được quyền độc quyền của người sử dụng thương hiệu
- Là căn cứ để ngăn cản, xử lý các bên vi phạm thương hiệu. Doanh nghiệp có thể dựa vào Bằng độc quyền để yêu cầu bên vi phạm thương hiệu của mình chấm dứt hành vi xâm phạm thương hiệu hoặc đề nghị các cơ quan chức năng xử lý theo quy định.
- Đăng ký độc quyền thương hiệu sẽ tạo uy tín và nâng cao sự chuyên nghiệp cho doanh nghiệp. Việc đăng ký độc quyền thương hiệu sẽ chứng minh cho khách hàng và đối tác thấy rằng doanh nghiệp có một kế hoạch phát triển bền vững và lâu dài, từ đó tạo dựng được niềm tin cần thiết.
- Thương hiệu khi được cấp Bằng độc quyền sẽ trở thành tài sản của doanh nghiệp. Thương hiệu được công nhận là một loại tài sản và giá trị theo thời gian sẽ tăng tùy vào tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Những thương hiệu hàng đầu thế giới có giá trị hàng trăm tỷ đô la như Apple, Google, Amazon, Microsoft, Cocacola, Sam Sung, v.v. Đặc biệt, đối với các thương hiệu trong lĩnh vực thời trang như Gucci, Chanel, YSL, v.v. thì giá trị còn cao hơn cả tài sản hữu hình của công ty sở hữu thương hiệu.
- Thương hiệu đã được cấp Bằng độc quyền tạo cơ sở để cho thuê, bán lại hoặc nhượng quyền. Một số thương hiệu được nhượng quyền như Milano, Trung Nguyên, Tocotoco, Petrolimex, v.v.
Hậu quả của việc KHÔNG đăng ký độc quyền thương hiệu:
- KHÔNG được độc quyền thương hiệu
- KHÔNG có quyền tài sản đối với thương hiệu
- CÓ THỂ BỊ người khác đăng ký mất thương hiệu
- KHÔNG được sử dụng thương hiệu nếu người khác đã đăng ký mất
The post Độc quyền thương hiệu (nhãn hiệu, logo) là gì? appeared first on Kế Toán MVB | Dịch Vụ kế toán tại Hà Nội | Uy tín - Chất lượng.
source https://ketoanmvb.com/doc-quyen-thuong-hieu-nhan-hieu-logo-la-gi.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét