Mã số thuế có lẽ nhiều doanh nghiệp không còn xa lạ với vấn đề này nhưng các cá nhân, người lao động có lẽ cũng chưa biết và hiểu hết MST là gì? Sau đây mời bạn cùng ketoanmvb – Dịch vụ kế toán tại Hà Nội đi tìm hiểu chi tiết về mã số thuế, MST cá nhân, MST doanh nghiệp để hiểu rõ hơn về ý nghĩa, quy định cấp và sử dụng loại mã số này nhé:
Mã số thuế là gì?
Theo thông tư 95 của Bộ Tài Chính, khái niệm mã số thuế là một dãy số, chữ cái hoặc những ký tự được cơ quan quản lý Thuế cấp cho cá nhân, công ty, doanh nghiệp có nghĩa vụ nộp thuế. MST này có thể giúp nhận biết, xác định từng người nộp thuế ở thời điểm hiện tại. Trong số đó, có thể kể tới những người có hoạt động xuất nhập khẩu. Mã số thuế sẽ được ghi nhận và quản lý một cách thống nhất trên toàn quốc cụ thể là Việt Nam.
Mỗi doanh nghiệp, cá nhân thực hiện nộp thuế sẽ được cấp một MST khác nhau. Ngoài ra, các doanh nghiệp sẽ được cấp thêm một mã số cụ thể nữa. Đó chính là mã số của doanh nghiệp.
Mã số thuế có cấu trúc như thế nào?
Theo quy định, mã số thuế sẽ tuân theo một cấu trúc nhất định. Từ đó, ta có thể dễ dàng nắm được những thông tin cần thiết khi nhìn vào MST.
N1N2 N3N4N5N6N7N8N9 N10 – N11N12N13
Trường hợp nhóm mã số thuế 10 số khác nhau
- N1N2: Đây là số phân khoảng tỉnh cấp mã số thuế. Điều này được quy định rất rõ ràng trong bảng mã số phân khoảng tỉnh. Ngoài ra còn có mã số không phân khoảng tỉnh cấp MS thuế.
- N3N4N5N6N7N8N9: Đây là nhóm ký tự, số được quy định theo một cấu trúc xác định, tăng dần trong khoảng từ 0000001 đến 999999. Trong đó, chữ số N10 chính là chữ số kiểm tra.
Trường hợp nhóm mã số thuế 13 số
- Mười số từ N1 đến N10 là mã được cấp cho đơn vị hành chính là những doanh nghiệp thành viên.
- Dấu gạch ngang là ký tự quan trọng giúp phân tách nhóm 10 chữ số đầu nhóm và nhóm 3 số nằm cuối.
- Ba chữ số N11N12N13 là những số có thứ tự từ 001 đến 999. Nó được đánh dấu theo từng đơn vị trực thuộc, chi nhánh khác nhau của đơn vị nộp thuế. Từ đó, dễ dàng phân biệt được mã số thuế của các doanh nghiệp khác nhau.
Mã số thuế có ý nghĩa gì?
Hiểu đơn giản, mã số thuế chính là thông tin đại diện cho một doanh nghiệp, cá nhân trong lĩnh vực thuế. Nó giúp các cơ quan quản lý dễ dàng quản lý tính hình của doanh nghiệp. Đồng thời, dễ dàng biết được người nộp thuế đã thực hiện đúng nghĩa vụ của mình hay chưa. Từ đó, đưa ra những biện pháp xử lý hợp lý và hiệu quả nhất đối với người nộp thuế.
Mã số thuế của doanh nghiệp
Việc cấp và sử dụng mã số thuế cho doanh nghiệp như thế nào?. Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có cần MST.
Hình thức cấp MST doanh nghiệp
Theo quy định Khoản 1 Điều 8 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP và Khoản 3 Điều 4 Thông tư 95/2016/TT-BTC. MS doanh nghiệp đồng thời là mã số thuế của doanh nghiệp. Mã số doanh nghiệp tồn tại trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp và không được cấp lại cho tổ chức, cá nhân khác. Khi doanh nghiệp chấm dứt hoạt động thì MS doanh nghiệp chấm dứt hiệu lực.
Mã số doanh nghiệp được tạo, gửi, nhận tự động bởi Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, Hệ thống thông tin đăng ký thuế và được ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Đối với các doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đầu tư (đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh), MS doanh nghiệp là mã số thuế do cơ quan thuế đã cấp cho doanh nghiệp.
MST 10 số được cấp cho các doanh nghiệp.
MST 13 số được cấp cho các chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp được cấp mã số đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp theo quy định của Luật doanh nghiệp.
Sử dụng mã số thuế doanh nghiệp như thế nào?
Theo quy định tại Điều 28 Luật quản lý thuế và Thông tư 95/2016/TT-BTC. Doanh nghiệp phải sử dụng mã số thuế được cấp như sau:
- Ghi MST được cấp vào hóa đơn, chứng từ, tài liệu khi thực hiện các giao dịch kinh doanh. Mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác.
- Sử dụng MST để thực hiện khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế và thực hiện các thủ tục về thuế khác đối với tất cả các nghĩa vụ phải nộp ngân sách nhà nước. Ví dụ: Thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, lệ phí môn bài… Kể cả trường hợp người nộp thuế hoạt động sản xuất kinh doanh tại nhiều địa bàn khác nhau.
- Doanh nghiệp đã được cấp MST nếu phát sinh các hoạt động sản xuất kinh doanh mới hoặc mở rộng kinh doanh sang địa bàn tỉnh, thành phố khác nhưng không thành lập chi nhánh hoặc đơn vị trực thuộc hoặc có cơ sở sản xuất trực thuộc (bao gồm cả cơ sở gia công, lắp ráp) trên địa bàn khác với tỉnh, thành phố nơi đóng trụ sở chính, thuộc đối tượng được hạch toán Khoản thu của ngân sách nhà nước theo quy định của Luật quản lý thuế. Thì được sử dụng mã số thuế đã cấp để khai thuế, nộp thuế với cơ quan thuế tại địa bàn nơi phát sinh hoạt động kinh doanh mới hoặc mở rộng kinh doanh.
Xem thêm: Dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói TỐI ĐA 2 triệu đồng.
Mã số thuế đối với cá nhân, người lao động
Việc cấp và sử dụng mã số thuế cho cá nhân, người lao động cũng có những quy định. Cùng chúng tôi theo dõi các quy định cụ thể về vấn đề này nhé.
Hình thức cấp mã số thuế cho cá nhân
Cá nhân khi đóng thuế thu nhập cá nhân sẽ được cấp một mã số thuế cá nhân. MST cá nhân dùng để kê khai mọi khoản thu nhập của cá nhân và nộp thuế vào Ngân sách Nhà nước. Việc cấp mã số thuế thu nhập cá nhân được tiến hành dưới hai hình thức:
- Cơ quan, công ty nơi bạn làm việc có nghĩa vụ thực hiện xin cấp MST cá nhân cho bạn;
- Bạn tự đi xin cấp mã số thuế cá nhân tại Cơ quan thuế.
Sử dụng MST cá nhân với mục đích gì?
Khi đăng ký mã số thuế cá nhân sẽ có rất nhiều lợi ích đi kèm.
Để tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc
Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định về việc giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc nói rằng: người nộp thuế khi đã đăng ký MS thuế cá nhân và được cấp MS thuế sẽ được áp dụng tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc. Điều này có nghĩa là cá nhân chưa làm MST CN thì sẽ không được đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc.
Để tính khấu trừ thuế thu nhập cá nhân
Điều này có nghĩa là các cá nhân đăng ký và đã sở hữu mã số thuế thu nhập cá nhân tại thời điểm cam kết và sẽ được áp dụng việc không khấu trừ 10% thuế TNCN. Cá nhân là người có thu nhập tại một nơi, cũng chưa đến mức phải nộp thuế thu nhập cá nhân và đã ký vào bản cam kết. Ngược lại, các cá nhân không đăng ký làm MST sẽ bị khấu trừ 10% trên tổng nguồn thu nhập của họ.
Để tính giảm thuế nếu bị thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ hoặc bị bệnh hiểm nghèo
Cá nhân sẽ được hưởng một số lợi ích đặt biệt khi mắc một số trường hợp bất ngờ xảy ra như thiên tai, hỏa hoạn như cháy nhà…gặp tai nạn hay phát hiện ra mình mắc bệnh hiểm nghèo. Cá nhân có thể được giảm thuế khi gặp các trường hợp nêu trên. Thậm chí mức độ nghiêm trọng họ còn có thể được hưởng chế độ miễn thuế.
MST để tính hoàn thuế thu nhập cá nhân nếu nộp thừa
Trong trường hợp bạn nộp thừa tiền thuế thu nhập cá nhân. Bạn có thể làm thủ tục quyết toán thuế thu nhập cá nhân. Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định việc hoàn thuế thu nhập cá nhân chỉ được áp dụng đối với những cá nhân đã đăng ký và được cấp MST cá nhân tại lúc nộp hồ sơ quyết toán thuế. Đây là một trong những lợi ích của việc đăng ký MST cá nhân mang lại.
Tham khảo thêm: Dịch vụ hoàn thuế thu nhập cá nhân tại Hà Nội CHỈ VỚI GIÁ 250.000 VNĐ
MST cá nhân cung cấp các dịch vụ về thuế nhanh chóng, thuận tiện
Điều này là hoàn toàn dễ hiểu, khi bạn có mã số cá nhân riêng, bạn hoàn toàn có thể tra cứu MST cá nhân. Tìm MST cá nhân thậm chí kiểm tra các mức thuế bạn cần nộp thông qua các website của tổng cục thuế bằng việc đăng nhập online vào tài khoản của mình.
Những nguyên tắc quan trọng đối với việc cấp MST
Để được cấp mã số thuế, cần tuân thủ đúng theo luật quản lý thuế. Sau đây là những nguyên tắc đơn giản, đầy đủ nhất.
- Tổ chức kinh tế, cá nhân, tổ chức khác được cấp 1 mã số thuế duy nhất trong suốt quá trình hoạt động, làm việc.
- MS thuế đã cấp cho cá nhân, doanh nghiệp được xem là duy nhất. Nó không được cấp cho bất kỳ cá nhân, doanh nghiệp nào khác nữa.
- MST 10 số sẽ được cấp cho các doanh nghiệp, tổ chức khác có đầy đủ tư các pháp nhân. Họ sẽ phải tự chịu trách nhiệm với những hành động của mình trước pháp luật.
- MST với cấu trúc 13 chữ số được cấp cho chi nhánh, văn phòng đại diện… Nó mang những đặc điểm theo đúng quy định của Pháp luật.
Một số lưu ý về việc sử dụng MST
Biết được mã số thuế là gì, bạn cũng nên chú ý tới cách sử dụng mã số thuế. Dưới đây, Kế toán MVB sẽ chia sẻ đến bạn một số lưu ý quan trọng. Từ đó, sử dụng MST theo cách tốt nhất.
- Nên chú ý ghi MST được cấp vào trong hóa đơn, tài liệu, chứng từ liên quan. Điều này sẽ giúp việc ghi nhận MST cũng như quản lý được đơn giản hơn.
- Nghiêm cấm mọi người tuyệt đối không sử dụng MST của người khác để thực hiện nộp thuế.
- Khi hết hạn thuê văn phòng, chuyển địa điểm khác, doanh nghiệp cần thông báo cho cơ quan quản lý thuế. Từ đó, nắm được tình hình chuẩn xác và để các đơn vị Quản lý thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình. Nếu không, doanh nghiệp sẽ bị khóa MST.
Qua những gì Kế Toán MVB đã chia sẻ bên trên thì bạn có lẽ đã phần nào hiểu hết các thông tin của mã số thuế là gì. Ngoài ra nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào cần tư vấn vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi qua Hotline 0947760868 – 0965900818 hoặc Facebook: https://facebook.com/ketoanmvb.
Ketoanmvb – Dịch vụ kế toán tại Hà Nội sẽ giúp bạn nắm được các thông tin bổ ích nhất.
Bài viết được tổng hợp từ:
The post Tìm hiểu về mã số thuế cá nhân, doanh nghiệp appeared first on Kế Toán MVB | Dịch Vụ kế toán tại Hà Nội | Uy tín - Chất lượng.
source https://ketoanmvb.com/ma-so-thue.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét